Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo ông Trương Đình Hòe, năm 2017 xuất khẩu thủy sản của cả nước cán đích với trên 8,3 tỷ USD (tăng 18%) so với năm 2016. Xuất khẩu tất cả các sản phẩm chủ lực đều tăng trưởng khả quan.
Đặc biệt, ông Hòe cho biết Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Với mức tăng 37% trong năm 2017 và giá trị nhập khẩu 420 triệu USD, Trung Quốc đang dẫn đầu nhập khẩu cá tra; đồng thời nước này cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 sau EU và Nhật Bản.
Tuy nhiên, Tổng thư ký VASEP cho rằng xuất khẩu sang Trung Quốc đang còn những bất cập vì quy định doanh nghiệp xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong danh mục những nhà sản xuất thủy sản được Trung Quốc công nhận.
Đồng thời, trong khi nhu cầu các sản phẩm cá tra chất lượng cao có xu hướng hồi phục tại các thị trường lớn như EU, Mỹ thì tình hình khan hiếm nguyên liệu trong nước đang là vấn đề của ngành cá tra.
"Điển hình nhất là khi thương lái Trung Quốc ra sức thu mua cá tra, bất kể chất lượng, đem gia công và tăng trọng… để xuất khẩu qua biên giới", Tổng thư ký VASEP cảnh báo.
"Việc không quản lý chặt chẽ chất lượng cá tra xuất khẩu đi Trung Quốc đang được gia công chế biến tràn lan sẽ gây tổn hại đến uy tín chất lượng cá tra Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu khác. Trong khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng lại Nghị định Chính phủ xây dựng ngành cá tra phát triển bền vững", ông Hòe nhấn mạnh.
Cũng theo Tổng thư ký VASEP, Trung Quốc không còn là thị trường chất lượng thấp mà là một thị trường đang phát triển và nhạy cảm với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên người tiêu dùng Trung Quốc đã tìm kiếm những sản phẩm nhập khẩu được chấp nhận tại thị trường Âu, Mỹ trong đó có sản phẩm cá tra Việt Nam.
Ông Hòe cho biết cuối năm 2017, trên một trang báo điện tử chuyên ngành thủy sản của Trung Quốc (Xinhua News) đã bày tỏ quan ngại về chất lượng cá tra Việt Nam đồng thời đề cập đến hiện tượng nhiều cá nhân người Trung Quốc liên quan đến hoạt động buôn lậu cá tra.
Theo ông Hòe, để việc xuất khẩu cá tra ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu dự kiến trên 1,8 tỷ USD đồng thời tạo bàn đạp cho sự phát triển những năm tiếp theo, tránh những hậu quả như phụ thuộc thị trường, cạnh tranh không lành mạnh rất cần các giải pháp quản lý chặt chẽ, đồng bộ ngành cá tra về sản xuất cũng như xuất khẩu.
Tổng thư ký VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với mặt thủy sản xuất khẩu đi Trung Quốc bằng đường bộ thông qua việc cấp và kiểm tra bắt buộc Chứng thư chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi xuất khẩu.
Đồng thời kiến nghị Chính phủ có chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở gia công, sơ chế thủy sản xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc hiện nay để đảo bảo chất lượng thủy sản xuất khẩu.
Việc Liên minh châu Âu "rút thẻ vàng" đối với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác hải sản cũng là một vấn đề nóng được ông Hòe nêu lên tại Hội nghị.
Theo ông Hòe, các yêu cầu thực hiện của IUU đang và sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang các thị trường lớn trên thế giới, trước hết là thị trường EU và Hoa Kỳ, hai thị trường đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Ông Hòe cho biết EU đã từng ban hành cảnh báo "thẻ vàng" đối với hải sản khai thác của Việt Nam, sau khi Việt Nam đã nỗ lực áp dụng các quy định IUU của EU từ đầu năm 2010. Hoa Kỳ cũng có quy định về việc các nước xuất khẩu thủy sản phải tuân thủ các yêu cầu nhằm chống lại khai thác bất hợp pháp IUU từ ngày 1/1/2018.
Song song đó là các yêu cầu "truy xuất nguồn gốc" đã được luật hóa trong lĩnh vực kiểm soát an toàn thực phẩm, gắn liền với ngành sản xuất và chế biến xuất khẩu thủy sản.
Một trong các yếu tố quan trọng để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về IUU, đồng thời là nền tảng cho ngành thủy sản phát triển bền vững và đảm bảo an toàn thực phẩm chính là đảm bảo hiệu quả của công tác truy xuất nguồn gốc.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Hiệp hội VASEP cho biết cơ sở hoạt động "truy xuất nguồn gốc" trong ngành thủy hải sản Việt Nam chính là cơ sở dữ liệu vẫn tiếp tục được khuyến cáo cần phải xây dựng, khắc phục cải thiện.
"Do đó, Chính phủ nên ưu tiên tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khai thác biển và chứng nhận hải sản khai thác để phục vụ cho truy xuất nguồn gốc, góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản", ông Hòe kiến nghị.
Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2018, tổng xuất khẩu thủy sản đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm đạt khoảng 700 triệu USD (tăng 18%); xuất khẩu cá tra đạt 418 triệu USD (tăng 15%); cá ngừ đạt 133 triệu USD (tăng 18%); xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt 115 triệu USD (tăng 16%)…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.