'DN Việt khó bứt phá nếu không tăng ứng dụng khoa học công nghệ'
(VNF) - Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam còn rất thấp. Điều này khiến các doanh nghiệp khó bứt phá, và có thể khiến Việt Nam mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.
- 'Quảng Ninh sẵn sàng xây khu công nghiệp dành riêng cho Hàn Quốc' 15/05/2025 01:15
Tại hội nghị "Gặp gỡ Hàn Quốc" mới đây, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược, Ban Nghiên cứu chính sách và chiến lược cho rằng hàm lượng doanh thu dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp, chỉ khoảng 1%. Trong khi đó, doanh thu dành cho R&D của các nước láng giềng Đông Nam Á trung bình là 5% - 20%, Nhật Bản và Hàn Quốc là 30% - 50%.
“Nếu không thay đổi hàm lượng ứng dụng khoa học công nghệ thì sẽ doanh nghiệp Việt sẽ khó bứt phá”, ông Cương nói.
Theo các chuyên gia, trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0, đầu tư vào R&D không còn là lựa chọn mà là điều kiện bắt buộc để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình và vươn lên nhóm các quốc gia công nghệ cao. Nếu chậm trễ, Việt Nam có nguy cơ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan - không thể cạnh tranh về chi phí sản xuất với các nước đi sau và cũng chưa đủ sức cạnh tranh về công nghệ với các nước đi trước.
Tuy nhiên, thực trạng đáng lo ngại là mức đầu tư của Việt Nam vào R&D (tính cả ngân sách và doanh nghiệp) hiện nay vẫn còn rất thấp, chưa đến 1%, thấp hơn các nước trong khu vực.
Trước tình hình đó, Nghị quyết 57 đã đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng mức chi R&D lên 2% GDP, trong đó nguồn xã hội đóng hơn 60%.

Theo nghiên cứu của TS. Phạm Mạnh Hùng và PGS.TS. Tô Thế Nguyên, nhân lực R&D của Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.
Để nâng cao năng lực R&D, điều cốt yếu là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên trên thực tế, Việt Nam đang rơi vào tình trạng thừa nhân lực phổ thông nhưng thiếu nhân lực chất lượng cao. Việt Nam thiếu vắng các đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp có năng lực triển khai các dự án R&D tầm cỡ toàn cầu. Môi trường hoạt động R&D cũng chưa đủ hấp dẫn, dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám khi nhiều tài năng R&D tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài.
Hiện nay, tỷ lệ nhân lực R&D chưa đến 10 người trên 10.000 người - chỉ bằng 7,6% của Hàn Quốc, 13% của Pháp, 29,8% của Malaysia và 58% của Thái Lan. Đáng chú ý, hơn 84% nhân lực R&D của Việt Nam tập trung ở khu vực nhà nước, trong khi khu vực ngoài nhà nước - động lực chính của đổi mới sáng tạo - chỉ chiếm chưa đầy 14%.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Qualcomm và Panasonic, một trong những trở ngại mà các công ty này phải đối mặt khi mở các trung tâm R&D ở Việt Nam là khó khăn trong việc tuyển dụng kỹ sư công nghệ, đặc biệt là lao động có trình độ công nghệ thông tin và am hiểu về Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ chuỗi khối (blockchain).
Về điểm này, phát biểu tại hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc”, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc cho rằng Việt Nam và Hàn Quốc nên hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực đào tạo nhân lực - thế mạnh của Hàn Quốc. Ông Tâm nhận định người Hàn rất giỏi trong việc xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực và R&D.
Không chỉ Hàn Quốc, những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực R&D vào Việt Nam.
Nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Samsung, Panasonic, Apple, Nvidia… đã và đang mở các trung tâm R&D tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tận dụng hiệu quả hơn nữa sự tham gia của các tập đoàn này, đồng thời cần có các chính sách ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư FDI mảng R&D.
Nông nghiệp BAF Việt Nam: Gánh nợ phải trả 5.500 tỷ đồng
- 'Hàn Quốc muốn hợp tác sâu rộng hơn với Việt Nam trong chuyển đổi số, kinh tế xanh' 15/05/2025 09:40
- Mỹ 'cởi trói' cho hàng giá rẻ Trung Quốc 13/05/2025 04:34
- Trung Quốc tăng tốc sản xuất hydro, dẫn đầu toàn cầu về năng lượng sạch 16/05/2025 08:15
Intel và hành trình tỷ USD tại Việt Nam
(VNF) - Từ biểu tượng của Thung lũng Silicon đến mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ tại châu Á, Intel không chỉ là nhà sản xuất vi xử lý hàng đầu thế giới mà còn là một trong những nhà đầu tư công nghệ nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, Intel đang góp phần định hình tương lai ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Quảng Trị: ‘Cửa ngõ Đông Dương’ mở lối cho ngành logistics cất cánh
(VNF) - Với vị trí đầu tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây, hạ tầng logistics đang được đầu tư mạnh và chính sách thu hút cởi mở, Quảng Trị đang vươn mình trở thành trung tâm kết nối chuỗi cung ứng xuyên biên giới, mở ra cơ hội lớn cho ngành dịch vụ hậu cần.
FPT 'chiêu mộ' Navisoft: Từ dự án lịch sử ngành chứng khoán, đến thỏa thuận về chung nhà
(VNF) - FPT và Navisoft đã có hành trình hợp tác trong dự án lịch sử “100 ngày xử lý sự cố nghẽn lệnh HoSE” năm 2021 trước khi về chung nhà.
Phát triển dịch vụ blockchain: Cơ hội để Việt Nam đi trước thế giới
(VNF) - Theo ông Phan Đức Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty 1Matrix, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, việc làm chủ hoàn toàn về công nghệ và sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực blockchain không chỉ giúp Việt Nam chủ động ứng dụng công nghệ vào tiến trình phát triển nền kinh tế số, xã hội số, tương lai số mà còn củng cố chủ quyền quốc gia về dữ liệu, an ninh thông tin và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
'Không phải chịu trách nhiệm hình sự với rủi ro nghiên cứu khoa học công nghệ'
(VNF) - Dự thảo luật quy định không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Hải Phòng: Năm 2025, kinh tế số chiếm 35% GRDP
(VNF) - Hải Phòng đặt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 35% GRDP; kinh tế số trong từng ngành đạt tối thiểu 15%; thương mại điện tử chiếm trên 15% tổng mức bán lẻ.
Mạng xã hội không được yêu cầu xác thực tài khoản bằng căn cước công dân
(VNF) - Theo Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội không được yêu cầu hình ảnh, video chứa nội dung đầy đủ hoặc một phần căn cước công dân làm yếu tố xác thực tài khoản.
FPT thâu tóm doanh nghiệp công nghệ Đức
(VNF) - Ngày 5/5, FPT công bố hoàn tất thương vụ mua David Lamm Consulting – Công ty tư vấn công nghệ thông tin trong ngành năng lượng của Đức.
iPhone 16 Pro Max giảm hơn 5 triệu đồng, giá chạm đáy sau 6 tháng mở bán
(VNF) - Thị trường di động trầm lắng, iPhone 16 bất ngờ chạm mức giá thấp nhất kể từ khi mở bán. Đáng chú ý, sự góp mặt của iPhone 16e giúp hoàn thiện hệ sinh thái với 5 phiên bản, trải đều từ 16 đến gần 30 triệu đồng.
Đào vàng trong đống rác thải: Kho báu 390.000 tỷ đồng bị lãng quên
(VNF) - Rác điện tử – thứ bị vứt bỏ vô tội vạ thực chất là “mỏ vàng” chứa tài nguyên quý hiếm trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng, đồng thời là chìa khóa kinh tế và môi trường trong thời kỳ khủng hoảng tài nguyên.
VNPT - Viettel kiến nghị loạt vấn đề về gói thầu tại Sân bay Long Thành
(VNF) - Liên danh VNPT - Viettel kiến nghị loạt nội dung liên quan gói thầu Thi công lắp đặt và cung cấp thiết bị hệ thống quản lý tại Sân bay Long Thành.
Trình diễn drone: Cuộc chơi công nghệ cao phức tạp và thách thức
(VNF) - Tùy theo số lượng drone và độ phức tạp, một buổi trình diễn ánh sáng bằng máy bay không người lái có thể tốn từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng.
ChatGPT thành 'chợ online' toàn cầu, người dùng được mua sắm trực tiếp
(VNF) - OpenAI vừa tích hợp tính năng mua sắm vào ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm, so sánh và mua hàng trực tiếp ngay trong cửa sổ trò chuyện, mở ra bước tiến mới trong xu hướng kết hợp AI và thương mại điện tử.
Tin vui cho người mất việc, những nghề mới 'hái ra tiền' nhờ AI
(VNF) - AI không chỉ thách thức mà còn mở ra vô số việc làm mới. Dưới đây là 5 nghề AI mới cho mức lương tới hàng tỷ đồng mỗi năm.
Bán hàng online hết thời 'dễ ăn': Người mua tăng, người bán tháo chạy
(VNF) - Mặc dù sản lượng tiêu thụ trên sàn tăng gần 51%, hơn 165.000 cửa hàng đã "biến mất" trong một năm, phản ánh sự khắc nghiệt ngày càng lớn của thị trường thương mại điện tử. Các chủ shop nhỏ đang rút lui vì chi phí cao và cạnh tranh gay gắt.
Sáng tạo nội dung số lan tỏa tinh thần “Yêu nước theo cách của bạn”
(VNF) - Chương trình “Yêu nước theo cách của bạn” để kết nối và lan toả cách thể hiện tình yêu nước từ cộng đồng, từ đó tạo nên một bộ sưu tập cảm hứng sống động, chân thực, có giá trị lâu dài cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Pin siêu tốc 'Made in China': Sạc 5 phút, đi hơn 500km
(VNF) - Cuộc đua công nghệ pin xe điện tại Trung Quốc tiếp tục nóng lên khi nhà sản xuất CATL tung ra dòng pin sạc Shenxing nâng cấp, có thể cung cấp phạm vi hoạt động lên tới 320 dặm (khoảng 515km) sau khi sạc 5 phút – bỏ xa đối thủ BYD và cả trạm Supercharger của Tesla.
vnEdu Connect thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngành giáo dục
(VNF) - Là một trong những giải pháp tiêu biểu góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam, ứng dụng kết nối nhà trường và phụ huynh – vnEdu Connect của Tập đoàn VNPT đang ngày càng được nhiều trường học và phụ huynh trên cả nước tin tưởng lựa chọn.
Sumitomo và SBI Holdings đầu tư 40% vào công ty con của FPT
(VNF) - Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn SBI Holdings sẽ lần lượt đầu tư 20% và 20% vào Công ty FPT Smart Cloud Japan (thuộc Tập đoàn FPT).
Hằng Du mục bị bắt nhưng gian hàng online vẫn thu về 58 tỷ đồng
(VNF) - Theo báo cáo của Metric, gian hàng của Hằng Du Mục có doanh thu quý I/2025 đạt 58,1 tỷ đồng trên TikTok Shop là một trong ba gian hàng có doanh số lớn nhất trên các sàn thương mại điện tử trong ngành hàng thực phẩm.
VNPT góp phần số hóa hành trình khai thác nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
(VNF) - Tập đoàn VNPT đã đồng hành cùng Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hiện thực hóa mục tiêu đưa cảng hàng không Tân Sơn Nhất tiến gần mục tiêu trở thành trung tâm hàng không hàng đầu châu Á.
'Biến động của thế giới nhắc nhở Việt Nam cần làm chủ công nghệ'
(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương, việc làm chủ công nghệ, làm chủ chuỗi giá trị sẽ giúp Việt Nam không bị phụ thuộc, bị động.
Qualcomm muốn xây trung tâm R&D lớn thứ 3 thế giới tại Việt Nam
(VNF) - Qualcomm mong muốn xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ AI lớn tại Việt Nam. Đây là sẽ trung tâm R&D lớn thứ 3 trên toàn thế giới sau 2 trung tâm đang đặt ở Ấn Độ và Ireland.
Chủ tịch FPT: '2025 là năm khó khăn ngút trời, nhưng cơ hội không tưởng tượng được'
(VNF) - Đánh giá về tình hình năm 2025, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng 2025 là một năm khó khăn ngút trời, nhưng cơ hội thì cũng không thể tưởng tượng được.
Intel và hành trình tỷ USD tại Việt Nam
(VNF) - Từ biểu tượng của Thung lũng Silicon đến mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ tại châu Á, Intel không chỉ là nhà sản xuất vi xử lý hàng đầu thế giới mà còn là một trong những nhà đầu tư công nghệ nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, Intel đang góp phần định hình tương lai ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
Ngắm các bãi tắm biển nhân tạo nghìn tỷ bên Vịnh Hạ Long
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.