Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Như VietnamFinance đã thông tin, ngày 17/8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Trần Hùng, cựu Tổ trưởng Tổ 304 (nay là Tổ trưởng Tổ 1444), Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương liên quan đến vụ án sách giáo khoa giả.
Đây là diễn biến mới khi C03 điều tra vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Môi giới hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần In và Văn hóa truyền thông Hà Nội; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng Phát; Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Ông Trần Hùng bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Đáng chú ý, vài ngày trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, ông Trần Hùng đã có chia sẻ trên trang Facebook cá nhân về vụ việc các cán bộ quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường Hà Nội bị bắt giam do liên quan đến vụ sản xuất sách giáo khoa giả.
Đồng thời, ông cũng nhắc đến vụ bắt giam 3 cán bộ Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ vì tiêu cực trong vụ xăng dầu.
Là người tâm huyết gắn bó với ngành Quản lý thị trường, ông Hùng bày tỏ “rất buồn và đau xót trước các sự việc này” và tự cảnh tỉnh rằng: “Không chỉ đối với lực lượng quản lý thị trường mà còn đối với toàn thể xã hội trong cuộc chiến với cái xấu, với cái sai, rằng chỉ cần một phút yếu lòng trước cam go và cám dỗ, con người ta có thể phạm những sai lầm không thể sửa chữa được và phải trả giá rất đắt vì điều đó”.
“Nếu không giữ gìn đạo đức, phẩm chất, rèn luyện tu dưỡng thường xuyên thì con người ta dễ bị hạ gục và khuất phục bởi những cám dỗ”, ông Hùng viết.
Hiện vụ việc đang được dư luận quan tâm, bởi ông Trần Hùng luôn là cái tên được nhắc nhiều trong các vụ triệt phá các cơ sở sản xuất hàng giả.
Còn nhớ, vụ Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả được lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chính phủ cũng như dư luận xã hội đặc biệt quan tâm hồi 2015. Đây là vụ việc phức tạp, và ông Trần Hùng được biết đến là người tham gia ngay từ đầu khi Công ty Thuận Phong bị tố giác sản xuất phân bón giả.
“Nếu không sớm khởi tố Công ty Thuận Phong về tội sản xuất phân bón giả thì chúng ta sẽ có tội với 60 triệu nông dân Việt Nam”, ông Hùng từng chia sẻ.
Theo lời kể của ông Trần Hùng, khi nhận tin nhắn tố giác về Công ty Thuận Phong, ông thấy có cơ sở, lập tức báo cáo với lãnh đạo Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 - PV). Ngay buổi tối hôm đó, Tổ công tác 389 vào xác minh, thẩm tra và thấy tin nhắn tố giác về Công ty Thuận Phong là đúng và họ đang thuê kho trong khu vực quân đội quản lý.
“Tôi vào tận bờ rào quân đội, nhập vai để được vào. Tôi thấy cả một kho rất lớn, mọi thứ rất chính xác như tin nhắn tố giác. Sau đó, tôi làm báo cáo, lãnh đạo cấp trên duyệt và đề nghị làm việc với Bộ Quốc phòng để vào khám”, ông kể lại.
Trong quá trình làm việc, ông Hùng cho biết các đối tượng đã đốt màng co, tem hóa chất của công ty khác. Những cuộn màng co nhựa, ông Hùng đã bắt kéo ra, dội nước vào để thu lại chứng cứ. Theo kinh nghiệm của ông, đấy là giả nguồn gốc xuất xứ (giả nội dung, giả công dụng, hình thức, tem nhãn, bao bì...).
Sau đó, ông Hùng đã chỉ đạo tách 3 nhân viên của Công ty Thuận Phong ra để viết bản tường trình, lập biên bản bắt quả tang.
Tuy nhiên, đang lập biên bản để giao hết bằng chứng cho công an thì nửa tiếng sau có một cuộc điện đến. “Có người tự xưng là Phó Phòng Cảnh sát Kinh tế chạy đến. Gặp tôi, vị Phó Phòng Cảnh sát Kinh tế nói ‘thôi việc này chưa bắt quả tang được, cứ bình tĩnh để xem’”, ông Hùng nói.
Ông Hùng bày tỏ cảm thấy bức xúc vì có dấu hiệu tiêu cực, bao che. Sau đó, ông liền gọi cho Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai để báo cáo vụ việc và làm hồ sơ, biên bản chốt ngay tại chỗ.
Sau vụ việc trên, ông Trần Hùng trải lòng đã có nhiều người ở các bộ ngành bám theo ông liên tục. Có người còn đến nhà đưa cho ông 1 bọc tiền, thậm chí đòi xin vào nhà nhưng ông không cho.
Chưa dừng lại, ông Hùng còn cho biết các đối tượng tiếp tục nhờ một luật sư là bạn học của ông đến gặp để nhờ vả.
Vị luật sư nói với ông Hùng rằng: “Cậu ơi, một mình cậu không làm được đâu. Tôi biết tính cậu rồi nhưng thế lực của bọn nó to kinh khủng, cậu động vào là hy sinh đấy. Tất cả ở tỉnh nó mua được hết rồi, đồng nghiệp cậu nó cũng mua rồi, còn mỗi cậu thôi. Nó biết tôi thân với cậu nên nhờ tôi đưa cậu 1 tỷ trước uống cà phê, còn 5 - 10 tỷ sẽ đưa sau”.
Đáp trả người bạn luật sư, ông Hùng nói: "May cho ông vì ông là bạn tôi. Nếu là người khác, tôi đã cho công an bắt ông vì tội môi giới hối lộ. Tôi rất coi thường ông. Chính ông cũng từ nông dân mà đi lên, mình là luật sư thì phải làm những gì ngay ngắn”.
Kể từ khi bị phát hiện vào năm 2015, vụ việc công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả vẫn đang được các cơ quan tố tụng điều tra, xử lý.
Ông Trần Hùng từng là Cục phó Cục Quản lý thị trường (nay là Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương). Sau khi “vụ Con Cưng” diễn ra, hồi tháng 5/2019, ông Hùng bị Bộ trưởng Bộ Công Thương “nghiêm khắc phê bình” và yêu cầu “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Sau hơn nửa năm, tháng 2/2020, ông Hùng lại được Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định làm Tổ trưởng Tổ công tác về quản lý thị trường, nhằm đấu tranh kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành pháp luật trong phòng chống hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại tại các địa bàn trọng điểm. Vừa “tái xuất”, tháng 3/2020, ông Trần Hùng lại bị xác định có dấu hiệu vượt quá thẩm quyền trong việc điều động, phân công, thay thế thành viên Tổ 304 tham gia đoàn công tác 416, khi thực hiện việc kiểm tra Công ty Quốc Bảo. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.