'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mùa báo cáo kinh doanh quý II/2023 đã đi đến hồi kết. Kỳ này, thị trường chứng kiến không ít khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng tại các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nhóm bất động sản do ảnh hưởng của thị trường. Tương tự, nhóm chứng khoán, hay hàng không cũng chưa thể phục hồi như kỳ vọng sau khoảng thời gian bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, cùng những biến động về giá cả.
Trong bối cảnh đó, nhóm doanh nghiệp công nghệ nổi lên như một điểm sáng với kết quả kinh doanh đầy tích cực. Tính riêng trong quý II/2023, hầu hết các doanh nghiệp công nghệ trên sàn chứng khoán đều ghi nhận kết quả tăng trưởng dương, thậm chí lợi nhuận còn tăng trưởng hàng chục phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Cái tên nổi bật nhất cần nhắc đến đầu tiên là Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT). Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, FPT ghi nhận doanh thu 24.166 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.339 tỷ đồng, lần lượt tăng 21,9% và 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 3.003 tỷ đồng, tăng trưởng 20,6%, EPS đạt 2.732 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 19,8% so với năm trước.
Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong kết quả kinh doanh của FPT khi đóng góp tới 59% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này, tương đương 14.202 tỷ đồng và 2.005 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 25,1% và 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài đạt 11.227 tỷ đồng, tăng 30,2%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.834 tỷ đồng, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, doanh thu chuyển đổi số từ thị trường nước ngoài trong nửa đầu năm 2023 của FPT cũng đạt 4.886 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ. Công ty cũng ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, với doanh thu ký mới đạt 15.017 tỷ đồng, tăng trưởng 28,6% do với cùng kỳ. Trong đó có 13 dự án với quy mô trên 5 triệu USD.
Đối với dịch vụ công nghệ thông tin trong nước, FPT ghi nhận doanh thu 2.975 tỷ đồng, tăng trưởng 9% và lợi nhuận trước thuế đạt 171 tỷ đồng, giảm 24,3%. Với mảng dịch vụ viễn thông, FPT ghi nhận tăng trưởng 2 con số, với doanh thu đạt 7.423 tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% và lợi nhuận trước thuế đạt 1.475 tỷ đồng, tăng 14,5%. Ngoài ra, doanh thu mảng giáo dục của FPT cũng tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.754 tỷ đồng.
Một cái tên khác cũng rất thành công khi kết thúc quý II vừa qua là Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global, UPCoM: VGI) với mức doanh thu hợp nhất cao nhất từ trước đến nay, đạt 6.861 tỷ đồng, tăng 17%, tương ứng tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tương ứng với doanh thu, lãi gộp của Viettel Global cũng tăng thêm 472 tỷ đồng, lên 3.139 tỷ đồng, biên lãi gộp đạt gần 46%.
Có được kết quả này, phía Viettel Global cho biết hoạt động kinh doanh cốt lõi của các công ty thị trường (bao gồm cả công ty con và công ty liên kết) đều tăng trưởng tốt về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong đó, Unitel tại Lào tăng 32%, Movitel tại Mozambique tăng 30%, Telemor tại Đông Timor tăng 23%, Metfone tại Campuchia tăng 22%, Mytel tại Myanmar tăng 21%, Halotel tại Tanzania tăng 6%, Natcom tại Haiti tăng 5%. Đặc biệt, các công ty ví điện tử của Viettel Global cũng tăng trưởng rất ấn tượng như M_mola (Mozambique) tăng 924%, Starfintech (Lào) tăng 100%, Telemor Fintech (Đông Timor) tăng 83%, Halopesa (Tanzania) tăng 38%, Emoney (Campuchia) tăng 26%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Viettel Global đạt hơn 13.300 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng trưởng 18%; lợi nhuận trước thuế đạt 187 tỷ đồng.
Tiếp đà tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp công nghệ cũng phải nhắc đến “kỳ lân” công nghệ Công ty Cổ phần VNG (UPCoM: VNZ) khi đã bắt đầu có lãi trở lại sau 6 quý liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Trong quý II/2023, VNG ghi nhận doanh thu đạt 2.245,9 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận 100,29 tỷ đồng, cải thiện ngoạn mục so với khoản lỗ 265,48 tỷ đồng của cùng kỳ.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2023, VNG ghi nhận doanh thu đạt 4.098,4 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 59,79 tỷ đồng. Trong năm 2023, VNG đặt kế hoạch doanh thu 9.281 tỷ đồng, tăng 19% so với thực hiện 2022 và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là âm 378 tỷ đồng (năm 2022 lỗ 1.077,1 tỷ đồng). Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2023 với việc ghi nhận lãi 59,79 tỷ đồng, VNG đã vượt xa kế hoạch về lợi nhuận.
Ngoài những cái tên đáng chú ý nêu trên, 6 tháng đầu năm 2023 cũng là khoảng thời gian khá thành công với những cái tên khác như Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (HoSE: CMG), Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, UPCoM: VTP). Với CMC, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 (kỳ kế toán 1/4-30/6), doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt 1.771,5 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của CMC cũng đạt 109,6 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt 96,7 tỷ đồng, tăng 5,2%.
Với Viettel Post, trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 9.778 tỷ đồng, hoàn thành 112%, lợi nhuận trước thuế đạt 218,6 tỷ đồng, hoàn thành 103% so với kế hoạch năm 2023. Đáng chú ý, lĩnh vực cốt lõi của Viettel Post là bưu chính đạt 104,3% kế hoạch, tăng trưởng 25,5% so với cùng kỳ năm 2022, tăng xấp xỉ 10 lần so với năm 2014.
Tính riêng quý II/2023, tổng doanh thu của Viettel Post đạt 4.974,79 tỷ đồng, tăng trưởng 3,8% so với quý I/2023. Trong đó, lĩnh vực bưu chính, đạt 101,4% kế hoạch, tăng 16,5% so với quý I/2023 và tăng 29,4% cùng kỳ năm 2022. Các lĩnh vực viễn thông, thương mại điện tử đều kế hoạch, lần lượt đạt 109,8%, 127% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế quý II/2023 của Viettel Post đạt 123,7 tỷ đồng, đạt 103,3% kế hoạch, tăng 30,5% so với quý I/2023.
Trước tác động của đại dịch trong những năm vừa qua, cũng như việc kinh tế toàn cầu bước vào chu kỳ suy thoái do tác động từ cuộc chiến tranh Nga – Ukraine; đặt trong bối cảnh kinh tế ảm đạm cũng như mặt bằng lãi suất tăng cao đã khiến đa số các ngành nghề chịu kết quả kinh doanh tiêu cực, có thể nói ngành công nghệ đã đạt được một thành tựu đáng kể. Giới quan sát cho rằng cùng với sự bùng nổ nhu cầu chuyển đổi số trên thế giới, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn và triển vọng lợi nhuận trong thời gian tới đang khá sáng sủa.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.