Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bà Trần Lệ Hằng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lê My Trần (TP. Đà Nẵng), cho biết công ty bà chuyên cung cấp các giải pháp chống thấm, ốp lát cho nhà cao tầng, vì vậy không tránh khỏi việc vay vốn ngân hàng. Hiện doanh nghiệp đang vay vốn tại Ngân hàng Eximbank với lãi suất 8,8% cho thời hạn 6 tháng. Tuy nhiên, mới đây, ngân hàng thông báo với bà Hằng “hiện nay chỉ có trả vào chứ không giải ngân, khi nào giải ngân, ngân hàng thông báo sau”.
“Đây là một khó khăn và thật sự tôi rất hoang mang. Chủ đầu tư các dự án không có tiền quay vòng, không có tiền trả cho nhà thầu đồng nghĩa với việc nhà thầu không trả tiền cho nhà cung cấp. Tôi không biết ngày mai sẽ như thế nào”, bà Hằng lo lắng.
Ông Phan Phước Lộc, Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Phước Long (TP. Đà Nẵng), chia sẻ việc tăng lãi suất hiện nay khiến các doanh nghiệp càng khó khăn hơn sau 2 năm bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
“Doanh nghiệp hiện nay giống như cái bánh mì kẹp, bị kẹp giữa nhiều vấn đề. Tôi vay ngân hàng 6 tháng, lãi suất 5,5%. Hôm qua, ngân hàng báo tôi lãi suất lên 12,8%. Tôi hỏi vì sao thì họ trả lời vì huy động đã là 10% - 11% rồi”, ông Lộc nói.
Ông Lộc cho biết, ông đồng ý với chính sách kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, nếu để chống lạm phát mà đưa doanh nghiệp vào con đường chịu lãi suất như thế thì doanh nghiệp sẽ “chết” hàng loạt. Mà doanh nghiệp “chết” sẽ ảnh hưởng đến người lao động và nhiều vấn đề khác.
“Ba tháng vừa rồi tôi không có mặt ở công ty mà tôi đi chơi. Đi chơi, tôi hòa vốn và không lỗ. Tôi bán ra một sản phẩm, lợi nhuận 5%, nợ nần ở ngoài sổ rất nhiều, đi thu không được mà phải trả ngân hàng, thiếu một đồng cũng không được. Tôi bắt buộc phải vay mượn để đáo hạn. Mà lãi suất hiện nay như thế, tôi nói với anh em, đi chơi lời hơn đi buôn”, ông Lộc bày tỏ.
Ông Nguyễn Viết Trãi, Phó chủ tịch Hội doanh nhân quận Thanh Khê (TP. Đà Nẵng), cho hay các doanh nghiệp đang ở giai đoạn nhạy cảm là đáo hạn cuối năm. Nhiều đơn vị rất lo lắng chuyện khi đáo hạn không được vay lại hoặc phải vay lại với lãi suất rất cao. “Việc vay vốn được hay không sẽ thay đổi các kế hoạch của doanh nghiệp cho năm 2023”, ông Trãi nói.
Ông Nguyễn Doãn Đông, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng, cũng cho biết cuối năm là dịp các doanh nghiệp cần vốn nhất. Doanh nghiệp thương mại cần vốn để trữ hàng tiêu thụ ngày Tết, doanh nghiệp sản xuất cần vốn để đẩy nhanh sản xuất hàng hóa, doanh nghiệp lớn hơn liên quan đến nước ngoài cần vốn để chuẩn bị hàng hóa nhập khẩu cho năm 2023.
“Khó khăn nhất của doanh nghiệp hiện nay là ngoài lãi suất cao, việc tiếp cận vốn rất khó. Hàng ngày, Hiệp hội nhận được chục chia sẻ từ các doanh nghiệp về những khó khăn này. Các doanh nghiệp lớn còn xoay xở được chứ doanh nghiệp càng nhỏ rất khó”, ông Nguyễn Doãn Đông cho hay.
Ông Phạm Bắc Bình - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng, chia sẻ thêm đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp. Hầu hết đều nhìn nhận đây là “cơn bão” khủng hoảng lớn, tâm bão sẽ tiến vào năm 2023”.
“Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lên 4%. Đây là mức lãi suất cao nhất trong vài chục năm qua và nhiều chuyên gia kinh tế đã nói nếu Mỹ tăng lãi suất lên 4% thì lãi suất Việt Nam có thể lên 20% - 22%. Tuy nhận định như vậy nhưng trong giai đoạn vừa rồi Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết một cách rất linh hoạt nên đã chống sốc được phần nào”, ông Phạm Bắc Bình nói.
Ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, cho biết nền kinh tế của thế giới hiện nay đang rất phức tạp. Điển hình, lãi suất ở Mỹ được biết đến là thấp nhất thế giới, nhưng sau nhiều lần Fed tăng lãi suất điều hành thì đến nay lãi suất cho vay đã tăng gấp đôi so với trước đây. Tại Việt Nam, trước đây trung hạn có thể vay với lãi 11% thì hiện nay lên 14% -15%. Dù vậy, mức độ tăng lãi suất của Việt Nam so với Mỹ vẫn còn thấp hơn rất nhiều. “Như vậy có thể nói doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn may mắn, bởi Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ, kinh tế có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới”, ông Võ Minh bình luận.
Liên quan đến phản ánh của bà Trần Lệ Hằng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lê My Trần, ông Võ Minh cho hay đây là vấn đề room tín dụng năm 2022. Room tín dụng là một trong những công cụ điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để khống chế lượng tín dụng phù hợp với tăng trưởng kinh tế của đất nước, không để tín dụng tăng trưởng một cách ồ ạt. Định hướng từ đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%, tính trên tổng thể hệ thống ngân hàng.
“Đến tháng 10/2022, tăng trưởng tín dụng của hệ thống là 10%. Từ nay đến cuối năm còn khoảng 4% nữa. Ngân hàng Nhà nước phân giao hạn mức đó cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là bản thân hệ thống ngân hàng thương mại ngay từ đầu năm đã không chú trọng vấn đề tín dụng nên hầu như phần lớn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại tập trung vào các doanh nghiệp bất động sản. Mà bất động sản thì chúng ta đều biết, đâu có phải cho vay 3 tháng, 6 tháng mà phải cho vay 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng mới trụ được. Chính vì việc chênh lệch kỳ hạn như vậy dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất vốn liếng trở nên khó khăn”, ông Võ Minh phân trần.
Theo ông Võ Minh, nâng mức tín dụng lên sẽ dẫn đến lạm phát, mà lạm phát thì toàn dân phải chịu chứ không riêng gì ai. Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là ổn định lạm phát. Việc kiên định với mục tiêu ổn định lạm phát sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến cho vay.
“Việc ngân hàng thông báo chỉ thu vào chứ không giải ngân là lỗi của ngân hàng thương mại chứ không phải lỗi của doanh nghiệp, bởi ngân hàng đã ký với doanh nghiệp hạn mức đó. Theo tôi, doanh nghiệp phải kiên trì, đấu tranh với ngân hàng, yêu cầu phải đảm bảo định mức cho mình. Về phía Ngân hàng Nhà nước, quan điểm chỉ đạo là tập trung cho sản xuất kinh doanh là chính, chứ không tập trung cho bất động sản và các lĩnh vực rủi ro khác”, ông Võ Minh nói thêm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.