'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ít người biết rằng, “đế chế trang sức” PNJ từng cán mốc doanh thu 10.000 tỷ vào năm 2009, tiếp tục tăng lên gần 14.000 tỷ vào năm 2010 và cán mốc 18.000 tỷ vào năm 2011.
Năm 2017, PNJ mới trở lại mốc “doanh thu vạn tỷ” với 11.049 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận đã gấp 3,3 lần năm 2009, gấp 3,4 lần năm 2010 và gấp 2,9 lần năm 2011. Hay theo cách tính toán khác, lợi nhuận năm 2017 của PNJ cao hơn lợi nhuận của cả năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cộng lại.
Thành quả ấy gắn liền với sóng gió cuộc đời và nỗ lực thay đổi PNJ của một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á: bà Cao Thị Ngọc Dung.
Theo lời kể của bà Cao Thị Ngọc Dung, năm 1989, Giám đốc Công ty Nông sản thực phẩm Phú Nhuận bị bắt vì lời tố cáo bâng quơ là tham nhũng, hối lộ.
“Tôi bị kéo dính vào chiếc bẫy quay cuồng của phe cánh trong nội bộ triệt hạ lẫn nhau. Không ngơ ngác nhìn với cặp mắt lý tưởng màu hồng, đối diện với những lần bị điều tra như tội phạm, tôi là một con người bản lĩnh, tự tin với niềm tin sắt đá vào chính mình. May mà sự việc được xem xét minh bạch. Người giám đốc cũ của tôi vô can”, bà Dung nhớ lại.
Năm 1990, danh dự và uy tín của bà được phục hồi. Điều này rất quan trọng, bởi chỉ 2 năm trước đó, bà được lãnh dạo UBND Quận Phú Nhuận giao làm trưởng cửa hàng vàng bạc đá quý Phú Nhuận, tiền thân của PNJ.
Trước đó, bà đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng Kế hoạch Công ty Nông sản thực phẩm Phú Nhuận từ năm 1985 đến năm 1987.
Lần vạ lây thứ hai mà bà Cao Thị Ngọc Dung phải trải qua là biến cố liên quan đến Ngân hàng Đông Á – nơi chồng bà, ông Trần Phương Bình làm Tổng giám đốc.
Theo tiết lộ từ bà Dung, phía thanh tra muốn đưa những người thân, dính dáng tới ông Trần Phương Bình vào một nhóm. Bà Dung cho biết, cơ quan điều tra có hỏi bên thanh tra vì sao đưa PNJ vào trong nhóm này, bên thanh tra có nói là vì bà Dung là vợ ông Bình.
Bà Dung cho rằng điều này rất phi lý. PNJ từng có rất nhiều văn bản gửi lên các cấp lãnh đạo để đề nghị sự minh bạch. Cơ quan điều tra đã tìm hiểu sự việc và sau đó đã kết luận, kết thúc làm việc với PNJ.
"Chúng tôi đã phải duy trì hoạt động, vượt qua những ngày khó khăn đó bằng số tiền được góp từ tất cả người thân, bạn bè, của cán bộ nhân viên, lãnh đạo công ty”, bà Dung nói.
Gượng dậy từ sau biến cố lớn, doanh thu của PNJ tăng từ 7.741 tỷ đồng năm 2015 lên 8.615 tỷ đồng năm 2016 (tương đương tăng 11,3%) và tiếp tục tăng lên 11.049 tỷ đồng năm 2017 (tương đương tăng 28%).
Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế của PNJ tăng gấp 3 lần, từ 197 tỷ đồng năm 2015 lên 590 tỷ đồng năm 2016. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của PNJ đạt tới 907 tỷ đồng, tăng 54%. Mốc lợi nhuận nghìn tỷ trong năm 2018 là trong tầm tay khi sau 3 quý, PNJ đã ghi nhận tới 869 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
"Nữ tướng" Cao Thị Ngọc Dung tại một sự kiện nội bộ PNJ năm 2000
Bà Cao Thị Ngọc Dung sinh năm 1957 tại Quảng Ngãi, trong một gia đình khá dư dả. “Trong khi những người đồng trang lứa phải bươn chải, vật lộn với cuộc sống thường nhật, tôi có thể toàn tâm toàn ý dồn sức cho doanh nghiệp của mình phát triển”, bà Dung kể về gia đình mình.
Bà và ông Trần Phương Bình có 3 người con gái, đều du học tại Mỹ. Cả ba đều có tinh thần tự lập, biết tự chăm sóc bản thân, không dựa dẫm vào bố mẹ, rất thông cảm khi bố mẹ dành nhiều thời gian cho sự nghiệp.
“Nhìn các con từng bước trưởng thành, biết sống vì bạn bè, cộng đồng, tôi đã thấy vui. Các con tôi tuy sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, nhưng không vì thế mà chúng lên mặt, tự cho mình thuộc tầng lớp thượng lưu. Đặc biệt, các con tôi tuy học hành, đỗ đạt ở nước ngoài, nhưng chắc chắn sẽ về Việt Nam khởi nghiệp. Gia sản mà tôi để lại cho các con chính là giá trị sống, nhận thức, uy tín với người khác, chứ không phải là tài sản”, bà Dung nói.
Bà Cao Thị Ngọc Dung chia sẻ bà thích đi du lịch, nhưng cũng vì bận rộn công việc quanh năm suốt tháng nên ít có thời giờ ngao du đó đây. “Rời văn phòng, tôi về nhà, nếu rảnh thì đi đánh cầu lông. Tôi cũng thích tự tay bài trí nhà cửa và tự tin mình có gu thẩm mỹ tinh tế”, Chủ tịch PNJ cho hay.
Trả lời một cuộc phỏng vấn vào năm 2011, vị chủ tịch PNJ chia sẻ bà từng đối mặt với ranh giới sống chết vì căn bệnh ung thư, từ đó, bà đã thay đổi nhân sinh quan rõ rệt, biết chấp nhận cuộc sống. “Vượt qua căn bệnh khắc nghiệt đó, tôi không coi cuộc đời có điều gì là vĩnh viễn, quá quan trọng”, bà Dung tâm sự.
Trần Phương Ngọc Thảo, con gái thứ hai của bà Dung từng rất nổi tiếng trong cộng đồng du học sinh với thành tích học tập đáng nể, cùng tố chất thủ lĩnh. Tại NewZealand, thay vì mất 3 năm học THPT, Trần Phương Ngọc Thảo học dồn và chỉ mất 1,5 năm. Cô đứng thứ bảy trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia toàn New Zealand rồi được tuyển thẳng vào Đại học Oxford của Anh. Trần Phương Ngọc Thảo cũng từng khởi xướng và vận hành nhiều dự án khi còn đi học, như các dự án thiện nguyện tại Boston và Việt Nam, dự án thu hút nguồn nhân lực trẻ cho Ngân hàng Đông Á, lãnh đạo các nhóm du học sinh… Tốt nghiệp thạc sỹ và tiến sỹ tại Đại học Harvard, Trần Phương Ngọc Thảo chọn làm giảng viên Đại học Kinh tế TP. HCM, nối nghiệp trước đây của người cha là ông Trần Phương Bình (ông Bình từng có 8 năm giảng dạy kinh tế ở các trường đại học khác nhau). |
Trở lại với câu chuyện đã đề cập: vì sao năm 2017, PNJ mới trở lại mốc “doanh thu vạn tỷ” đã thiết lập trong ba năm 2009, 2010 và 2011, nhưng lợi nhuận năm 2017 lại cao hơn cả lợi nhuận của ba năm trên cộng lại?
Thành quả này xuất phát từ tầm nhìn thập kỷ của bà Cao Thị Ngọc Dung.
“Nữ tướng” Cao Thị Ngọc Dung kể, trước năm 1992, đi mua chiếc nhẫn cưới cũng phải đến cửa hàng vàng bạc của Ngân hàng Nhà nước để xin phép mới được mua. Bà nghĩ, tại sao không làm nữ trang phục vụ cho chị em phụ nữ.
“Năm 1992 đã chứng minh điều dự đoán của tôi là đúng, khi nhà nước cho tư nhân kinh doanh vàng, các nhà buôn đã rời nhà nước ra ngoài làm hết, không còn hợp tác nữa. Lúc đó PNJ nổi lên như một ngôi sao, vì chỉ duy nhất PNJ không phụ thuộc vào tư nhân, chỉ có PNJ mới có được đội ngũ chế tác, có xí nghiệp kim hoàn, nhờ đó có được niềm tin của nhà nước, các ngân hàng…”, bà Dung nói.
Sau khi từ chối lời mời liên doanh, năm 1993, PNJ bắt đầu nhập máy móc với để có những sản phẩm công nghiệp đầu tiên cho ngành kim hoàn Việt Nam. Chặng đường đó được bà Dung mô tả là “gian truân, đầy mồ hôi và nước mắt”.
“Tôi nhiều lần rơi nước mắt, vì đâu đó một số cán bộ cho rằng tôi làm điều này có tiêu cực phía sau hay không? Tại sao lỗ mà đầu tư hoài? Tôi đã có kế hoạch xây dựng lỗ cho PNJ, tuy nhiên tôi phải đi kiếm tiền bằng cách khác để bù cho lỗ đó và chúng tôi đã thành công”, người đứng đầu PNJ tâm sự.
Mặc dù phải trải qua thời kỳ dài doanh thu biến động thất thường nhưng biên lợi nhuận gộp của PNJ vẫn liên tục tăng
Đến nay, PNJ đã trở thành doanh nghiệp số 1 trong ngành trang sức Việt Nam. Nỗ lực đưa công nghệ và “chất xám” vào trong từng sản phẩm trang sức cho phép PNJ cải thiện liên tục biên lợi nhuận gộp qua các năm, vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành, dù doanh thu có quãng thời gian dài biến động thất thường.
PNJ giờ đã đi vào quỹ đạo tăng trưởng ổn định, bà Cao Thị Ngọc Dung cũng đã tìm được “nhân tố trẻ” kế nhiệm vị trí Tổng giám đốc. Nhưng chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức bởi tăng trưởng nào rồi cũng đến điểm tới hạn. Trên cương vị Chủ tịch PNJ không kiêm nhiệm, bà Cao Thị Ngọc Dung có thể toàn tâm toàn ý cho “tầm nhìn thập kỷ” tiếp theo của mình.
>>> Xem thêm Series Chân dung doanh nhân Việt Nam
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.