Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Vài năm trước, có lẽ không ai hình dung, giá một căn hộ có thể lên tới hàng triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng) nhưng mức giá này hiện nay trở nên phổ biến. Thậm chí có căn hộ giá lên tới vài chục tỷ đồng. Như tại dự án 22 - 24 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), giá căn hộ có diện tích 120 - 250 m2 được chào bán khoảng 85 - 175 tỷ đồng.
Căn hộ được xem là cao cấp và đắt đỏ nhất ở TP.HCM thuộc về dự án khu văn phòng thương mại, dịch vụ, căn hộ, khách sạn Spirit of Saigon (quận 1) với giá lên đến 23.000 USD/m2, thậm chí có căn hộ mỗi mét vuông đang chào bán với giá khoảng 800 triệu đồng.
Nhưng các mức giá này vẫn chưa phải là đỉnh nếu vụ đấu giá đất Thủ Thiêm được các nhà đầu tư thực hiện. Với mức giá đấu thành công lên tới 2,45 tỷ đồng/m2, theo tính toán, giá mỗi mét vuông căn hộ tại dự án này sẽ lên đến hàng tỷ đồng.
Ở phân khúc đất nền và biệt thự, giá còn gây choáng hơn. Thị trường Hà Nội đã xuất hiện những căn biệt thự có giá hàng trăm tỷ đồng. Như tại khu đô thị Vinhomes Green Bay (Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm), giá một số biệt thự hiện đã chạm mốc 400 triệu đồng/m2, tăng khoảng 4 - 5 lần so với 4 - 5 năm trước. Một căn biệt thự song lập khoảng 150 m2 tại khu đô thị này được rao bán với giá khoảng 60 - 70 tỷ đồng.
Một số địa phương lân cận như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh… giá biệt thự cũng tăng rất mạnh. Cách đây khoảng vài năm, Ecopark (Hưng Yên) ra mắt khu biệt thự đảo với giá khoảng 15 - 20 tỷ đồng/căn. Đây là mức giá kỷ lục của thị trường thời điểm đó thì gần đây giá rao bán đã tăng lên 50 - 70 tỷ đồng/căn, khoảng 180 - 200 triệu đồng/m2.
Khu đô thị Vạn Phúc (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đang mở bán các căn biệt thự đơn lập tại Van Phuc Mansion với giá khoảng 160 tỷ đồng và Parkview Shop Villas có giá bán từ 59 tỷ đồng/căn. Cũng tại TP.Thủ Đức, Tập đoàn Trung Thủy tung dự án biệt thự Lancaster Eden có giá trên dưới 100 tỷ đồng/căn. Dòng biệt thự cao cấp tại khu đô thị Sala do Công ty Đại Quang Minh làm chủ đầu tư diện tích 550 m2 có giá khoảng 130 tỷ đồng/căn.
Còn biệt thự đơn lập sở hữu sân vườn và hồ bơi rộng hướng ra mặt đường có thiết kế 1 hầm, 3 lầu trên diện tích 789 m2 giá bán khoảng 268 tỷ đồng. Nhưng đây là mức giá chủ đầu tư bán ra. Sau khi vụ đấu giá đất Thủ Thiêm được công bố với mức đấu giá thành công hơn 2,4 tỷ đồng/m2, giá bán mỗi căn biệt thự còn tăng nhiều lần.
Đất nền chính là phân khúc “hét” kinh khủng nhất. Sản phẩm shophouse, biệt thự tại dự án Louis City Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cách đây 1 năm chỉ có giá khoảng 80 - 100 triệu đồng/m2 nay đã tăng lên trên dưới 150 triệu đồng/m2, thậm chí có thông tin rao bán với giá 220 triệu đồng/m2. Các khu vực vùng ven Hà Nội như các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì... giá đều tăng dựng đứng. Đất vị trí đẹp trung tâm thị trấn của H.Đan Phượng đã tăng từ khoảng trên dưới 40 triệu đồng/m2 lên 60 - 70 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, những mảnh đất nằm sâu hơn nhưng ô tô có thể đi vào cũng tăng từ khoảng 10 triệu đồng/m2 thời điểm đầu năm 2021 lên trên dưới 20 triệu đồng/m2. Tại huyện Hoài Đức, giá đất tiếp tục đà tăng mạnh theo thông tin sắp lên quận. Những vị trí tăng nhiều nhất là khu phân lô, đấu giá, đất ô tô có thể đi vào… đều có mức tăng 30 - 50% so với đầu năm 2021. Tại huyện Thạch Thất, một mảnh đất diện tích khoảng 100 m2 ở khu tái định cư Bắc Phú Cát được rao bán với giá 45 triệu đồng/m2, tăng khoảng 10 triệu đồng/m2 so với cách đây khoảng 2 tháng.
Theo khảo sát, cơn sốt đất còn lan rộng đến đất rừng, đất đồi ở vùng ven Hà Nội như huyện Sóc Sơn, huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây; huyện Lương Sơn, thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình); thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc)… trong trào lưu “bỏ phố về quê”, “bỏ phố về rừng”… Đặc biệt là những mảnh đất sát mép nước hồ, sông, suối hoặc có tầm nhìn thoáng đều được người dân săn lùng, đẩy giá lên trời.
Theo lãnh đạo một công ty bất động sản (BĐS), đang có cơn sốt biệt thự, đặc biệt là các dòng biệt thự cao cấp phục vụ cho giới siêu giàu. Sở dĩ có hiện tượng trên là do loại hàng này khan hiếm và khách mua dòng này đa số để ở chứ không phải đầu cơ hay “cò đất”. Chính vì sở hữu những vị trí đắc địa, độc tôn nên giá bán rất cao và luôn tăng giá.
Trong khi đó, lý giải về hiện tượng giá đất nền, biệt thự, nhà liền kề ở vùng ngoại thành Hà Nội nóng lên gần đây, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS VN, cho rằng một phần nguyên nhân đến từ việc người dân đang có nhu cầu đầu tư, lướt sóng trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm ngân hàng xuống thấp.
Theo ông, một bộ phận người dân đang có tiền nhàn rỗi, không biết đầu tư vào đâu nên chọn đầu tư vào BĐS vì mức sinh lời hấp dẫn, lại tránh được lạm phát do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dòng tiền trong xã hội bị ùn tắc do khó đầu tư kinh doanh ở các lĩnh vực khác, lãi suất ngân hàng giảm nên dồn sang chứng khoán, BĐS.
Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết sau khi nới lỏng giãn cách xã hội thì thị trường BĐS cũng đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể. Lượng giao dịch, giá có xu hướng tăng cao. Theo chỉ đạo của Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư cần sát sao hơn với thị trường BĐS, trong đó có việc đánh giá, nhận định về khả năng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các diễn biến bất thường, dự báo tình hình thời gian tới, để thị trường phát triển lành mạnh, tránh xảy ra “bong bóng”.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao Công ty nghiên cứu thị trường CBRE, đánh giá: Năm 2022 thị trường căn hộ đón nhận số lượng gấp đôi so với 2021, trong đó phân khúc nhà liền thổ nguồn cung cũng sẽ tăng 20 - 30%. Nhưng so với nhu cầu lớn trên thị trường vẫn có sự lệch pha về cung cầu. Bên cạnh đó, chi phí đất, nhân công vẫn có đà tăng. Tất cả yếu tố đó dẫn đến sự tăng giá trong thời gian tới. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.