'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngay sát thềm năm mới 2018, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chính thức trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Trong phương án này, Bộ GTVT đề xuất lựa chọn hình thức cổ phần hóa kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Sau khi chuyển sang mô hình hoạt động mới, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ được viết tắt là VIMC thay cho Vinalines hiện tại.
Cụ thể, VIMC có số vốn điều lệ dự kiến sau khi cổ phần hóa là 13.916 tỷ đồng (tương đương 1,391 tỷ cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng), trong đó cổ đông Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ.
Ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Chiến lược phát triển và Truyền thông của Vinalines cho biết, ngoài mong muốn có thương hiệu mới, việc đổi tên viết tắt từ Vinalines sang VIMC còn phản ánh chiến lược phát triển mới của đơn vị trong giai đoạn hậu cổ phần hóa. VIMC sẽ đi đều cả 3 chân là vận tải - cảng – logistics, thay vì quá phụ thuộc vào phát triển đội tàu như trước đây.
Được biết, ngoài 0,13% vốn điều lệ bán ưu đã̃i cho cán bộ, công nhân viên, VIMC sẽ dành 30% vốn điều lệ để bán cho nhà đầu tư chiến lược và 4,84% vốn điều lệ sẽ thực hiện bán đấu giá công khai với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần.
Trước đó, vào đầu tháng 12/2017, trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty, Bộ GTVT đã phê duyệt giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ – Vinalines tại thời điểm ngày 31/12/2016 là 18.094,9 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 11.946 tỷ đồng.
Ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐTV của Vinalines cho biết, kết quả định giá này đã được điều chỉnh, xử lý các nội dung kiến nghị và lưu ý của Kiểm toán Nhà nước. Trước đó, hồi tháng 12/2014, Bộ GTVT đã phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ - Vinalines tại thời điểm ngày 31/12/2013 là 21.287,2 tỷ đồng, trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 8.963 tỷ đồng.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, tại thời điểm trình phương án cổ phần hóa Vinalines, vẫn chưa có nhà đầu tư chiến lược nào được đăng ký. Vì vậy, việc lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật sau khi phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện Bộ GTVT đã xây dựng xong tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho VIMC. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải muốn trở thành cổ đông chiến lược của VIMC phải có tối thiểu 2 năm trước liền kề thời điểm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi và không có lỗ lũy kế tại thời điểm gần nhất.
Đối với nhà đầu tư là các doanh nghiệp ngoài ngành hoặc tổ chức tài chính, ngoài tiêu chí giống như các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực hàng hải còn phải đảm bảo có quy mô vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỷ đồng.
"Chúng tôi muốn mở rộng cửa cho tất cả nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia nếu thỏa mãn các tiêu chí đề ra", lãnh đạo Tổng công ty nói. Cần phải nói thêm rằng, so với thời điểm năm 2014, kết quả kinh doanh của toàn tổng công ty, cũng như Công ty mẹ Vinalines hiện tốt hơn rất nhiều với việc liên tục làm ăn có lãi trong 2 năm tài chính gần nhất.
Năm 2017, Vinalines đạt sản lượng vận tải biển khoảng 23,7 triệu tấn, tăng 1,9%; sản lượng thông qua cảng ước đạt 80,6 triệu tấn, tăng 3% so với kế hoạch; tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.856 tỷ đồng, tăng 19,1% so với kế hoạch 2015; lợi nhuận đạt 48 tỷ đồng so với mục tiêu cân bằng tài chính do khối vận tải biển giảm lỗ từ thực hiện tái cơ cấu tài chính.
Riêng Công ty mẹ đạt doanh thu 3.187 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 483 tỷ đồng. "Kết quả kinh doanh này sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu VIMC trong con mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước", ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, quyền Tổng giám đốc Vinalines cho biết.
Dù phải đợi các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhưng lộ trình thoái vốn Nhà nước xuống còn 51% vốn điều lệ tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) trong vòng 3 năm tới đã định dạng tương đối rõ nét.
Trong văn bản báo cáo kết quả tái cơ cấu hãng hàng không quốc gia giai đoạn 2013 - 2016 và kế hoạch 2017 - 2020 vừa được gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại Vietnam Airlines được chia thành 2 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2020, Vietnam Airlines sẽ hoàn tất việc tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm 191,191 triệu cổ phần cho các cổ đông hiện hữu và chuyển nhượng quyền mua 57,8 triệu cổ phần thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt hồi cuối tháng 5/2017.
Trường hợp chào bán thành công toàn bộ cổ phần và lựa chọn được nhà đầu tư mua lại 57,9 triệu cổ phần thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước (dự kiến xong trước quý I/2018), Vietnam Airlines sẽ đạt được mục tiêu kép là tăng vốn điều lệ lên 14.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng lên 16.000 tỷ đồng; đồng thời tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sẽ giảm khoảng 4,1%, xuống mức 82,1% vốn điều lệ.
Trong giai đoạn 2018 - 2019, Vietnam Airlines đặt mục tiêu tiếp tục chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ với tổng khối lượng phát hành khoảng 20% vốn điều lệ; tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sẽ chỉ nắm 65% vốn điều lệ. Song song với phương án tăng vốn điều lệ cho Vietnam Airlines, cổ đông Nhà nước sẽ tiếp tục bán bớt phần vốn Nhà nước còn lại (tương ứng 15%) để giảm tỷ lệ sở hữu tối thiểu khoảng 35,16% so với mức nắm giữ 86,16% tại thời điểm 31/11/2017.
Nếu thực hiện suôn sẻ, tỷ lệ vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines sẽ chỉ còn khoảng 51%, khớp với Quyết định số 1232/QĐ - TTg ngày 17/8/2017.
Theo ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, ngay khi hoàn tất việc tăng vốn giai đoạn I, Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN) sẽ chuyển sàn và lên niêm yết tại HOSE vào quý II/2018. Việc niêm yết tại HOSE sẽ giúp cải thiện tính thanh khoản cho cổ phiếu HVN đồng thời nâng cao vị thế, hình ảnh của Vietnam Airlines, tạo bước đà thuận lợi cho cho các đợt tăng vốn điều lệ và thoái vốn Nhà nước trong tương lai.
Cho đến thời điểm hiện tại, Vietnam Airlines có số vốn điều lệ 12.275,3 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 86% vốn điều lệ. Trong số các cổ đông còn lại, Tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản - ANA Holdings Inc đang nắm 8,771 % vốn điều lệ.
Tại một doanh nghiệp khủng khác là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV (mã chứng khoán Upcom: ACV), đích thân Chủ tịch HĐQT Lại Xuân Thanh xác nhận với Báo Đầu tư về việc người đại diện phần vốn Nhà nước tại đơn vị đang vận hành, khai thác 22 sân bay đã trình Bộ GTVT phương án bán vốn Nhà nước vào cuối tháng 11/2017.
Theo đề xuất này, Nhà nước sẽ thoái 20% vốn điều lệ hiện tại cả ACV, tương đương 435,4 triệu cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Với giá giao dịch bình quân tại ngày 5/12/2017 là khoảng 90.000 đồng/cổ phần, tổng giá trị vốn mà Nhà nước có thể thu về từ đợt thoái vốn đầu tiên sau khi ACV chính thức trở thành công ty cổ phần có thể lên tới 39.186 tỷ đồng.
Nếu thực hiện thành công, phần vốn Nhà nước tại ACV sẽ giảm xuống còn 75,4% vốn điều lệ (21.77,7 tỷ đồng). Hiện cổ đông Nhà nước (đại diện là Bộ GTVT) đang sở hữu 95,4% vốn điều lệ; các cổ đông khác nắm 4,6% vốn điều lệ.
Theo Quyết định số 1232/QĐ - TTg ngày 17/8/2017 phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020, tỷ lệ vốn Nhà nước tại ACV sẽ giảm xuống mức 75,4% trong năm 2018, trước khi giảm xuống 65% vào năm 2020.
"Chúng tôi đề xuất thực hiện đấu giá công khai phần vốn Nhà nước tại ACV theo công khai, minh bạch và đảm bảo lợi ích cao nhất của Nhà nước. Việc bán vốn có thể thực hiện một đợt hoặc nhiều đợt tại HOSE tùy tình hình thị trường", ông Thanh cho biết.
Lãnh đạo ACV từ chối cung cấp thông tin liên quan đến việc đàm phán bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược - được biết tới là Tập đoàn Aeroport de Paris, nhưng xác nhận, đợt thoái vốn này sẽ mở rộng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. ACV dự kiến tổ chức các đợt roadshow trong nước và quốc tế tại các trung tâm tài chính lớn.
Hiện lộ trình thoái vốn Nhà nước được ACV dự kiến kéo dài khoảng 6 tháng với bước khởi đầu là lựa chọn, lý hợp đồng thuê tư vấn bán cổ phần, tư vấn xác định giá khởi điểm (quý (/2018) và bước kết thúc - tổ chức đấu giá công khai và thực hiện giao dịch trong khoảng quý III, IV/2018.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Công, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán bán cổ phần cho Tập đoàn Aeroport de Paris và phương án bán vốn tại ACV. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ sẽ triển khai công tác thoái vốn Nhà nước tại ACV trong năm 2018 theo quy định.
Nếu thực hiện thoái vốn thành công tại 2 tổng công ty này sẽ là đợt thoái vốn Nhà nước lớn nhất trong lĩnh vực giao thông - vận tải, Năm 2017, Bộ GTVT tiến hành thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại 6 doanh nghiệp nhưng chỉ thực hiện thành công tại 2 đầu mối, thu về vỏn vẹn 9,8 tỷ đồng.
Mặc dù kết quả kinh doanh của cả ACV và Vietnam Airlines đang được cải thiện đáng kể từ khi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nhưng sức hấp thụ của thị trường là điều Bộ GTVT phải tính tới nhất là khi trong vòng 3 năm tới, Nhà nước sẽ tiến hành thoái vốn sâu tại hàng loạt các doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ rất lớn.
"Đây là một trong những quan ngại lớn nhất đối với đợt thoái vốn lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực GTVT", một chuyên gia nhận định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.