Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo nhóm tác giả, Đồng bằng sông Cửu Long đang đối diện với 4 nhóm thách thức lớn.
Nhóm thách thức thứ nhất liên quan tới đất, nước và môi trường. Thách thức thường được nhắc tới đầu tiên là nước biển dâng và nhập mặn do biến đổi khí hậu. Hiện nay, mỗi năm nước biển dâng trung bình khoảng 3 – 4mm.
Thách thức thứ hai là sự suy giảm cả về khối lượng và chất lượng nước do mạng lưới chằng chịt hơn 140 đập thủy điện lớn ở thượng nguồn gây ra. Thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long đã ngày càng trở nên nghiêm trọng trong mùa khô.
Mặc dù trong mùa mưa, các đập của Trung Quốc chiếm chưa tới 10% lượng nước trong toàn hệ thống nhưng vào mùa khô tỷ lệ này có thể lên tới 40 – 50%, khiến cho thời điểm tiếp nhận cũng như lượng nước ở hạ nguồn bị lệ thuộc rất lớn vào sự vận hành của các đập phía Trung Quốc.
Bên cạnh đó, một lượng lớn phù sa và cát bị kìm giữ bởi các đập lớn thượng nguồn - ước tính lên tới 50% - cũng làm Đồng bằng sông Cửu Long mất đi nguồn nguyên liệu bồi đắp quý giá. Điều này cùng với nạn khai thác cát bừa bãi và vô độ trong nhiều năm khiến tình trạng mất đất và sạt lở ven biển trở nên hết sức nghiêm trọng.
Thách thức nguy hiểm hơn – đang hàng ngày hàng giờ bào mòn sức sống của Đồng bằng sông Cửu Long – thực ra đến từ những chính sách hay tập quán canh tác bất cập gây nên. Về chính sách, định hướng thâm canh nông nghiệp – đặc biệt là lúa ba vụ, vừa không hiệu quả và thiếu bền vững, vừa gây ra hàng loạt tác hại về môi trường. Về tập quán canh tác, nguồn nước mặt trở nên ô nhiễm nặng nề do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức để duy trì lúa ba vụ và tăng sản lượng nông nghiệp. Hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản làm tình trạng ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.
Khi nước mặt bị ô nhiễm, tình trạng khai thác nước ngầm quá mức trong thời gian dài cộng hưởng với áp lực của các công trình xây dựng và hạ tầng đã làm nền đất Đồng bằng sông Cửu Long sụt lún nghiêm trọng, có nơi lên tới 2 – 3cm/năm, cao hơn nhiều lần so với mức nước biển dâng. Nếu tình trạng này tiếp diễn, chỉ trong 30 – 50 năm nữa, phần lớn hạ nguồn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tụt dưới mực nước biển.
Không chỉ chịu những thách thức nghiêm trọng và đất, nước, môi trường, Đồng bằng sông Cửu Long còn đang trải qua những biến động quan trọng về nhân khẩu học, số lượng và chất lượng lao động.
Cụ thể, trong giai đoạn 2009 – 2019, tỷ lệ tăng dân số bình quân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là 0,05%/năm, thua xa mặt bằng chung của cả nước là 1,14%. Nguyên nhân chính là do Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ suất di cư thuần cao nhất cả nước, lên tới -39,9%, chủ yếu do tình trạng thiếu cơ hội việc làm và cơ hội kinh tế tại địa phương.
Thực tế là kể từ năm 2017 cho đến nay, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận sự suy giảm tuyệt đối về dân số. Hệ quả tất yếu của tình trạng này là hiện tượng thiếu lao động ngày càng phổ biến, đồng thời mức độ già hóa dân số trở nên ngày một trầm trọng.
Không chỉ thiếu lao động, chất lượng nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu là một vấn nạn nhưng chưa được khắc phục. Về giáo dục phổ thông, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là 94,2%, thấp hơn bình quân cả nước (95,8%) và chỉ cao hơn Tây Nguyên (91,3%). Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp THPT ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là 11,5%, thấp nhất và thua xa mức bình quân của cả nước là 17,3%.
Tương tự như vậy, đối với chất lượng đào tạo lao động, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kĩ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là 9,7%, thấp nhất và thua xa mức bình quân chung cả nước là 19,2%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long là 13,6%, thấp nhất và kém xa mức bình quân cả nước là 23,1%.
Nhóm thách thức thứ ba là về kinh tế. Trong khi các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là lúa và thủy hải sản đang có dấu hiệu đạt ngưỡng tới hạn thì các động lực tăng trưởng mới vẫn còn yếu ớt, thậm chí chưa thành hình. Đây là lí do khiến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trăn trở với bài toán chuyển đổi cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng nhưng chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Thách thức này càng trở nên bức xúc khi Đồng bằng sông Cửu Long tụt hậu ngày càng xa so với Đông Nam Bộ, thậm chí cảm nhận mình bị “bỏ rơi” trong sự phát triển chung của cả nước.
Nhóm thách thức thứ tư là về khoa học – công nghệ. Đây là những cú sốc không chỉ với Đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả Việt Nam và thậm chí là toàn cầu. Những công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big data), tối ưu hóa công nghiệp chế tạo – chế biến nhờ trí thông minh nhân tạo (AI) hiệu chỉnh gen không chỉ với thực vật mà cả con người… sau một thời gian dài tiến hóa đã trở nên chín muồi và sẽ làm thay đổi một cách cơ bản cách chúng ta sống, làm việc, sản xuất và tương tác với nhau.
Là “vùng trũng” về công nghệ, lại đang dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp truyền thống và công nghệ lạc hậu, những cú sốc này sẽ tạo ra nhiều thách thức to lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu biết tận dụng, những công nghệ mới này sẽ mở ra cơ hội hết sức to lớn nhưng ngược lại, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tụt hậu ngày càng xa so với cả nước và thế giới.
Nhóm nghiên cứu cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng cho mình không chỉ là mô hình tăng trưởng kinh tế mới mà quan trọng hơn là một mô hình phát triển mới. Hơn 3 thập niên qua, mô hình kinh tế truyền thống dựa vào sản xuất nông nghiệp thay vì kinh tế nông nghiệp, số lượng thay vì chất lượng, manh mún hơn là tích tụ ruộng đất, phân mảng thay vì liên kết thành chuỗi cung ứng…
Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long đã thành công trong việc thoát đói, giảm nghèo, nhưng vùng đất này vẫn chưa mang lại sự thịnh vượng cho phần lớn người dân của mình. Bằng chứng là tốc độ phát triển của vùng đã chậm lại một cách đáng kể, mức sống của người dân thấp hơn mức trung bình của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tụt hậu về hầu hết các khía cạnh phát triển kinh tế xã hội.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.