Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Reuters, số lượng đơn đặt hàng tàu chở LNG tại các bãi của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong năm nay. Đây là kết quả khi các nhà kinh doanh khí đốt và nhà điều hành đội tàu của Bắc Kinh tìm cách đảm bảo vận chuyển sau khi giá cước vận chuyển tăng vọt lên mức kỷ lục vì dòng cung cấp năng lượng toàn cầu bị đảo lộn, bắt đầu từ thời điểm chiến sự Nga – Ukraine xảy ra vào cuối tháng 2.
Đi kèm với việc các công ty đóng tàu Hàn Quốc tràn ngập các đơn đặt hàng để phục vụ cho dự án mở rộng North Field khổng lồ của Qatar, các xưởng đóng tàu của Trung Quốc cũng bắt đầu thu hút nhiều đơn đặt hàng nước ngoài hơn.
Ba nhà máy đóng tàu của Trung Quốc, chỉ một trong số họ có kinh nghiệm đóng tàu chở LNG lớn, đã giành được gần 30% tổng số đơn đặt hàng kỷ lục trong năm nay cho 163 tàu chở LNG mới.
Theo nhà cung cấp dữ liệu vận chuyển Clarksons Research, các nhà máy đóng tàu Trung Quốc trong năm nay đã giành được 45 đơn đặt hàng tàu chở LNG trị giá ước tính 9,8 tỷ USD, gấp khoảng 5 lần giá trị đơn hàng vào năm 2021.
Mặc dù vậy, theoo Clarksons, các nhà máy đóng tàu Trung Quốc chỉ đóng khoảng 9% đội tàu LNG toàn cầu hiện có.
Theo ông Sunny Xu, người sáng lập nhà cung cấp giải pháp LNG C-LNG có trụ sở tại Singapore, các xưởng đóng tàu kỳ cựu của Hàn Quốc như Hyundai Heavy Industries hay Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering mới là những nhà sản xuất ra những chiếc tàu LNG có thiết kế hiệu quả hơn, đồng thời có sẵn chuỗi cung ứng địa phương, dù chi phí cũng cao hơn.
"Các chủ tàu dường như có cái nhìn tích cực hơn về các nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc để hiện thực hóa thiết kế mong muốn, khả năng đáp ứng thời hạn và hoạt động không gặp sự cố", một nguồn tin giấu tên trong ngành đóng tàu Hàn Quốc cho biết.
Tuy nhiên, do các bãi tàu của Hàn Quốc dường như đã quá tải do nhu cầu tăng vọt trong năm nay, các đơn hàng tại các xưởng Trung Quốc cũng tăng dần lên.
Nhà phân tích Robert Songer của ICIS cho biết: “Các bãi của Trung Quốc đã trở nên hấp dẫn hơn do lượng hàng tồn đọng của Hàn Quốc cũng như chi phí gia tăng. Có một giả định hợp lý là Trung Quốc sẽ bắt đầu đóng thêm nhiều tàu trong tương lai".
Ngoài ra, ông Songer cho biết các nhà sản xuất Trung Quốc cũng có mối quan hệ tốt với Gaztransport & Technigaz (GTT), một công ty kỹ thuật của Pháp nắm giữ bằng sáng chế và cấp phép cho các thiết kế đóng tàu.
Công ty đóng tàu Hudong-Zhonghua có trụ sở tại Thượng Hải là xưởng đóng tàu duy nhất của Trung Quốc có kinh nghiệm đóng các tàu chở LNG lớn, giao hàng chục tàu từ năm 2008.
Hudong-Zhonghua chia sẻ năm nay đã nhận 26 đơn đặt hàng từ các chủ sở hữu địa phương từ các đơn vị của Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc, Công nghiệp Đóng tàu Đại Liên và Nhà máy Đóng tàu Giang Nam (Tập đoàn), cao gần gấp 3 lần so với số lượng 9 đơn đặt hàng trong vòng 2 năm qua.
Tàu chở LNG, giống như tàu sân bay, là một trong những loại tàu khó đóng nhất, mất tới 30 tháng để hoàn thiện. Riêng đối với các bể chứa dạng màng, 200 công nhân sẽ phải dành 2 tháng để hàn các bức tường ngăn làm bằng thép mỏng như tờ giấy và 130km đường dây kết nối, đảm bảo để các hệ thống này có thể chứa lượng khí ở nhiệt độ khoảng -160 độ C để vận chuyển, được chứng nhận bởi Gaztransport & Technigaz (GTT).
Hu Keyi, giám đốc công nghệ doanh nghiệp tại Jiangnan Shipyard, cho biết do các nhà đóng tàu trong nước còn thiếu kinh nghiệm đóng các con tàu với tiêu chuẩn quốc tế, nên sẽ phải đối mặt tới tình trạng thiếu công nhân lành nghề.
Jiangnan đang đóng tàu chở dầu 80.000m3 đầu tiên theo đơn đặt của JOVO Energy có trụ sở tại Quảng Đông, đồng thời đã giành được đơn đóng 2 tàu LNG 175.000m3 từ Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) hồi tháng 3.
Jacky Cai, giám đốc của JOVO Energy, cho biết: “Xét về chi phí tài chính tương đối thấp nhờ sự hỗ trợ của các ngân hàng Trung Quốc, đầu tư vào một công ty đóng mới mang lại sự an toàn cao hơn so với việc thuê tàu có kỳ hạn”.
Robert Songer, nhà phân tích tại ICIS cho biết, nhu cầu trong nước của Trung Quốc đối với tàu chở LNG được thúc đẩy bởi nhu cầu vận chuyển 20 triệu tấn khí đốt mỗi năm từ Mỹ
“Trung Quốc cần khoảng 80 tàu để vận chuyển LNG của Mỹ”, nhà phân tích Li Yao của SIA Energy ước tính.
Stephen Gordon, giám đốc điều hành của Clarksons Research cho biết: “Ngoài việc phục vụ nhu cầu của Trung Quốc, các tàu này cũng có thể được sử dụng để buôn bán hàng hóa trên các tuyến đường khác”.
Hoạt động đóng tàu mạnh mẽ của địa phương cũng sẽ mang lại lợi ích cho các tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ như PetroChina, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Sinopec, hay cả công ty tư nhân ENN Natural Gas Co, giúp đảm bảo nguồn cung nhiên liệu để đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 của Trung Quốc.
Xem thêm >> Trung Quốc vận hành máy bay nội địa đầu tiên trị giá 99 triệu USD, cạnh tranh với Boeing, Airbus
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.