Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 22/11 cho biết, nước này vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ trình lên Quốc hội, các lệnh trừng phạt mới được áp dụng đối với một công ty vận tải biển có tên Transadria Ltd, cùng 2 tàu của công ty này, trong đó tàu Marlin bị đưa vào diện tài sản bị phong toả và một tàu khác chưa được tiết lộ.
“Quyết định này phù hợp với quan điểm của Mỹ tiếp tục phản đối Dòng chảy phương Bắc 2, đồng thời cho thấy Mỹ luôn tuân thủ Đạo luật Bảo vệ An ninh Năng lượng của Châu Âu (PEESA) năm 2019. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan tới Dòng chảy phương Bắc 2 đối với tổng cộng 8 cá nhân và 17 tàu liên quan theo PEESA", ông Blinken nhấn mạnh.
Cũng theo người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Washington sẽ tiếp tục làm việc với Đức cùng các đồng minh và đối tác khác nhằm giảm thiểu rủi ro do dự án Dòng chảy phương Bắc gây ra đối với Ukraine và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm “đẩy lùi những hoạt động nguy hiểm của Nga, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng”.
Trong tuyên bố phát ra ngày 22/11, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov nói động thái này của Mỹ là biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
"Đối thoại thông qua các biện pháp trừng phạt là không thể chấp nhận được và vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng tôi coi mọi nỗ lực chống lại việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga sang châu Âu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phá hoại các nguyên tắc thị trường tự do", Đại sứ Antonov cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang Facebook của phái đoàn ngoại giao Nga.
"Đầu tiên, Washington muốn phá hỏng việc thi công đường ống. Việc đó đã thất bại, đường ống đã được lắp đặt và sẵn sàng đi vào hoạt động. Bây giờ họ đang cố gắng trì hoãn việc đưa hệ thống vào vận hành. Việc đó xảy ra đồng thời với những lời kêu gọi Nga tăng cường cung cấp năng lượng cho châu Âu để giảm thiểu hậu quả khủng hoảng nhiên liệu”, Đại sứ Nga nêu rõ.
"Những tuyên bố như vậy cho thấy thái độ thiếu tôn trọng của Mỹ đối với ngay chính các đồng minh của mình, những nước sẵn sàng xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng có lợi với đất nước của chúng tôi. Chúng tôi đã chứng minh trên thực tế rằng Nga là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực năng lượng", ông Antonov nhấn mạnh thêm.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là Uniper và Wintershall. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD.
Việc triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của một vài quốc gia, trong đó Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất do lo ngại dự án này sẽ khiến châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời ảnh hưởng tới tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Washington sang khu vực.
Dòng chảy phương Bắc 2 cũng làm dấy lên một số quan ngại rằng dự án có thể ảnh hưởng đến kinh tế, năng lượng của các nước Trung và Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan và Ukraine.
Xem thêm >> Ukraine nói đang nỗ lực ngăn Nga biến Dòng chảy phương Bắc 2 thành ‘vũ khí’
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.