Xe

Đợt triệu hồi xe máy lớn nhất năm 2018: Honda Việt Nam 'hồi xưởng' gần 40.000 xe Lead

(VNF) - Trong năm 2018, "vận đen" đến với Honda Việt Nam khi nhà sản xuất phải thu hồi gần 40.000 xe tay ga Honda Lead do lỗi dây ga.

Đợt triệu hồi xe máy lớn nhất năm 2018: Honda Việt Nam 'hồi xưởng' gần 40.000 xe Lead

Triệu hồi xe máy lớn nhất năm 2018: Honda Việt Nam 'hồi xưởng' gần 40.000 xe Lead.

Yamaha Motor Việt Nam triệu hồi gần 1.400 xe phân khối lớn

Yamaha MT-03 bị triệu hồi tại Việt Nam

Theo thông báo của Yamaha Motor Việt Nam vào tháng 11/2018, hãng phải tiến hành triệu hồi với tống số 1.361 xe phân khối lớn (nhập khẩu Indonesia) gồm hai mẫu sport và một mẫu naked-bike để xử lý hệ thống làm mát động cơ và cần chuyển số.

Cụ thể, 880 xe R3 được sản xuất từ 4/6/2015 đến 10/6/2016; 480 xe MT-03 được sản xuất từ 20/2/2017 đến 24/11/2017; và 1 xe R25 được sản xuất từ 7/7/2014 đến 24/11/2017.

Đối với lỗi nước làm mát bị rò rỉ, nguyên nhân được xác định là do điều kiện lưu hóa cao su chưa phù hợp dẫn đến cơ tính của vật liệu cao su không đạt theo tiêu chuẩn cần thiết. Sau thời gian sử dụng, một số trường hợp có thể gây nứt ống cao su dẫn nước làm mát và chảy nước làm mát ra bên ngoài.

Còn hiện tượng khó chuyển số trong quá trình sử dụng xe, nguyên nhân được cho là do công đoạn phun bi nhằm mục đích khử ứng xuất tập trung chưa đủ so với tiêu chuẩn thiết kế. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng làm lò xo bị nứt và sẽ dẫn đến tình trạng khó chuyển số, một số trường hợp không thể chuyển số do lò xo bị gẫy.

Chiến dịch triệu hồi được bắt đầu thực hiện từ 6/12/2018 đến 6/12/2019; thời gian kiểm tra, sửa chữa và thay thế dự kiến khoảng 3,7 giờ/xe.

Honda Việt Nam triệu hồi gần 40.000 xe tay ga Lead

Tháng 11/2018, trang chủ của Honda Nhật Bản từng đăng tải thông tin liên quan đến đợt triệu hồi xe tay ga scooter Honda Lead 125, sản xuất tại Việt Nam bán ra tại thị trường Nhật Bản từ năm 2015 do dính lỗi dây ga khiến xe không giảm tốc độ khi trả ga về.

Được biết, tổng số xe nằm trong đợt triệu hồi được sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 8/2017 tại Việt Nam và được xuất khẩu sang Nhật Bản.

Nguyên nhân được đưa ra là do trong quá trình đúc cáp bên trong dây ga không phù hợp, một số ống bọc cáp bị rò rỉ khiến nước mưa hoặc chất lỏng có thể đi vào bên trong dây ga. Với thời tiết mùa đông lạnh tại “xứ sở mặt trời mọc”, nước có thể đóng băng khiến dây cáp bị cứng, kẹt và không thể di chuyển như bình thường. Do đó, tốc độ xe sẽ không giảm khi trả ga về, điều này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người sử dụng.

Năm 2018, Kawasaki triệu hồi xe tại Việt Nam tới 3 lần

Tháng 2/2018, Kawasaki Việt Nam thông báo triệu hồi hơn 200 mô tô phân khối lớn ZR900 tại Việt Nam do lỗi giảm xóc. Được biết, chương trình triệu hồi này được Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt từ ngày 10/1/2018.

Cụ thể, tổng số xe bị triệu hồi là 225 xe Kawasaki ZR900 ABS có thời gian sản xuất từ năm 2016 - 2017 tại Thái Lan được nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam.

Nguyên nhân của đợt triệu hồi là do trong qúa trình gia công chi tiết móc kẹp giữ dây ly hợp (côn), do lắp đặt chi tiết móc kẹp giữ quá sát phần đáy bình xăng, nên trong thời gian sử dụng xe, có thể móc kẹp giữ này chạm vào phần đáy bình xăng. Trường hợp xấu nhất phần dưới bình xăng bị mài mòn và bị đục thủng, khiến xăng có thể bị rò rỉ, gây cháy nổ.

Đến tháng 4/2018, Kawasaki Việt Nam tiếp tục thông báo triệu hồi đối với các dòng 1000cc như: ZX10R, ZX1000... vì lỗi bánh răng hộp số không đảm bảo tiêu chuẩn.

Kawasaki tại Việt Nam, nguyên nhân của đợt triệu hồi này là do nhà sản xuất đã lỏng lẻo với các tiêu chuẩn, quy định trong quy trình nên bánh răng hộp số không đạt được độ cứng cần thiết theo yêu cầu.

Thời gian triệu hồi đối với các mẫu xe ZX10R và ZX10RR tại Việt Nam là từ tháng 5/2018 cho tới tháng 5/2019.

Tháng 10/2018, Kawasaki Việt Nam ra thông báo triệu hồi các mẫu naked-bike cỡ nhỏ Z300 ABS vì nguy cơ thủng bình xăng, dẫn tới khả năng cháy xe.

Cụ thể, Kawasaki (thông qua nhà phân phối chính thức tại Việt Nam) sẽ triệu hồi 140 chiếc Z300 ABS được sản xuất trong năm 2018 (mã sản phẩm ER300B 2018).

Phía Kawasaki cho biết,  khi gia công chi tiết móc kẹp giữ dây ly hợp (côn), do lắp đặt chi tiết móc kẹp giữ quá sát phần đáy bình xăng, nên trong thời gian sử dụng xe, có thể móc kẹp giữ này chạm vào phần đáy bình xăng. Trường hợp xấu nhất phần dưới bình xăng bị mài mòn và bị đục thủng, khiến xăng có thể bị rò rỉ, gây cháy nổ.

Xem thêm: Nhìn lại những lần triệu hồi ô tô 'nổi bật' trong năm 2018

Tin mới lên