M&A

Dragon Capital chi hơn trăm tỷ mua ròng 5 triệu cổ phiếu Sacombank

(VNF) - Các quỹ thành viên của nhóm Dragon Capital mới đây đã thực hiện các giao dịch mua – bán cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) với tổng khối lượng mua ròng là hơn 5,1 triệu đơn vị.

Dragon Capital chi hơn trăm tỷ mua ròng 5 triệu cổ phiếu Sacombank

Dragon Capital chi hơn trăm tỷ đồng mua ròng hơn 5 triệu cổ phiếu của Sacombank

Sacombank vừa công bố báo cáo về tỷ lệ sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn. Theo đó, nhóm Dragon Capital đã trở thành cổ đông lớn của ngân hàng này sau khi thực hiện các giao dịch mua – bán cổ phiếu STB vào ngày 5/12 vừa qua.

Cụ thể, 3 quỹ thành viên của Dragon Capital đã bán ra 900.000 cổ phiếu STB, 3 quỹ thành viên khác lại mua vào hơn 6 triệu cổ phiếu STB. Tổng cộng, nhóm quỹ này đã mua ròng hơn 5 triệu cổ phiếu STB, nâng số lượng nắm giữ từ hơn 93,9 triệu đơn vị lên hơn 99 triệu đơn vị.

Tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng từ 4,98% lên 5,25%.

Tạm tính theo giá trị giao dịch trung bình của cổ phiếu STB phiên 5/12, nhóm Dragon Capital có thể đã chi hơn 111 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn của Sacombank.

Lợi nhuận ròng của Sacombank trong quý III đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, tăng 89% so với cùng kỳ. Lợi nhuận tăng chủ yếu do thu nhập lãi ròng tăng.

Cho vay tăng 8,5% so với đầu năm, đạt 421 nghìn tỷ đồng, và huy động vốn tăng 7,1% so với đầu năm, đạt 458 nghìn tỷ đồng vào cuối quý III/2022. Thu nhập lãi ròng quý III/2022 đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ.

Thu nhập phí ròng quý III/2022 là 1 nghìn tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ. Thu nhập phí ròng 9 tháng năm 2022 tăng tăng 82% so với cùng kỳ và đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, với sự đóng góp phần lớn đến từ bancassurance.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận lãi 220 tỷ đồng trong quý III/2022, tăng 46% so với cùng kỳ.

Xử lý nợ xấu là khoản mục đóng góp nhiều vào thu nhập của Sacombank vào những năm gần đây, nhưng khoản mục này đang giảm dần do việc tái cấu trúc đã sắp hoàn thành. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 0,9% (giảm 37 điểm cơ bản so với quý trước/ giảm 66 điểm cơ bản so với cùng kỳ) trong quý III/2022.

Nợ xấu hơp nhất giảm giảm 34% so với đầu năm, còn 3,8 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) là 154%, tăng 41 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Tỷ lệ CASA giảm còn 21,4% vào cuối quý III/2022, giảm 80 điểm cơ bản so với cùng kỳ.

Tin mới lên