Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo quyết định, quy mô của dự án, diện tích sử dụng đất, theo bản vẽ tổng mặt bằng điều chỉnh đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận kèm Văn bản số 3048/QHKT-TMB(KHTH) ngày 23/5/2017.
Cụ thể, diện tích đất nghiên cứu khoảng 3.015m2; diện tích đất lập dự án khoảng 2.726,2m2; diện tích xây dựng công trình khoảng 1.800m2; mật độ xây dựng ô đất khoảng 59,7%; tổng diện tích sàn xây dựng (chưa kể hầm, tum thang) khoảng 43.200m2; tầng cao công trình 24 tầng; tầng hầm 3 tầng; số lượng căn hộ 342 căn.
Về phương án tiêu thụ sản phẩm, chủ đầu tư Tổng công ty 36 – Bộ Quốc phòng có trách nhiệm dành 102 căn hộ phục vụ tái định cư và được phép bán 240 căn hộ phục vụ mục đích thương mại. Chủ đầu tư được kinh doanh phần diện tích thương mại tại tầng 1+2 của khối nhà.
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án gần 932 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án, giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến hết quý III/2017, giai đoạn thực hiện đầu tư từ quý III/2017 đến hết quý I/2019 và giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa vào khai thác, sử dụng từ quý II/2019.
Được biết, dự án Nhà tái định cư và văn phòng cho thuê B6 Giảng Võ là dự án phá dỡ chung cư cũ xuống cấp để cải tạo xây dựng mới mang lại hy vọng về chỗ ở to đẹp hơn cho khoảng 100 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu nơi đây.
Dự án được chia làm 2 khối nhà trong đó khu nhà tái định cư cao 19 tầng và khối văn phòng cao 22 tầng. Tuy nhiên, dự án đất vàng B6 Giảng Võ từng 3 lần đổi chủ và 10 năm "giậm chân tại chỗ".
Dự án B6 Giảng Võ khởi động từ năm 2004 và đơn vị được giao thực hiện là Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng và dịch vụ thương mại Hà Nội (đã từng đổi tên là Công ty cổ phần Hà Nội - ICT, gọi tắt là ICT). Tuy nhiên, năm 2007, ICT không có đủ năng lực triển khai và hơn 100 hộ dân chung cư cũ B6 Giảng Võ đã tìm chủ đầu tư cho dự án là Tổng công ty 36 (TCT 36).
Sau khi được giao làm chủ đầu tư, TCT 36 đã ký hợp đồng liên doanh với công ty Mefrimex với nội dung xác định TCT 36 chịu trách nhiệm thi công toàn bộ công trình. Công ty Mefrimex có nhiệm vụ thu xếp nguồn vốn cho dự án.
Tổng công ty 36 đã hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng, và công ty Mefrimex sẽ phải thanh toán cho TCT 36 số tiền thi công công trình là 103 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay phía công ty Mefrimex không thanh toán đủ khoản tiền này cho TCT 36 theo đúng cam kết nên TCT 36 đã thực hiện việc dừng triển khai công trình năm 2012.
Đến tháng 12/2013, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định cho phép TCT 36 được chuyển nhượng toàn bộ dự án nhà B6 cho công ty Mefrimex. Theo quyết định này, công ty Mefrimex sẽ chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện dự án.
Tháng 1/2014, hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án với giá trị 192 tỷ.Thế nhưng, sau khi chuyển nhượng, công ty Mefrimex cũng không thực hiện chi trả tiền cho Tổng công ty 36. Hiện, số nợ sau khi hai bên đối trừ các khoản tổng cộng là 259 tỷ đồng, cộng nợ và lãi phát sinh đến ngày 24/12/2014 là 68 tỷ đồng.
Trong khi đó, toàn bộ giá trị các hợp đồng đã được TCT 36 xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Công ty Mefrimex đã nhận các hóa đơn và kê khai thuế theo quy định, được khấu trừ khoản thuế giá trị gia tăng.
Đến 17/4/2015, Công ty Mefrimex có văn bản 36/CV-MFM xin không tiếp tục thực hiện dự án. Ngày 11/6/2015, UBND thành phố Hà Nội Quyết định số 8018/QĐ-UBND chấm dứt việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ B6 Giảng Võ cho Công ty Mefrimex. Thành phố đồng ý đề xuất của TCT 36 về việc được tiếp tục thực hiện dự án B6 Giảng Võ.
Đồng thời, yêu cầu TCT 36 khẩn trương tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật để hoàn thành dự án, bàn giao nhà cho các hộ dân chậm nhất vào tháng 12/2017.
Ngoài ra, UBND thành phố yêu cầu công ty Mefrimex chi trả ngay kinh phí hỗ trợ tạm cư cho các hộ dân nhà B6 đến hết tháng 6/2015. Sau thời gian trên, TCT 36 có trách nhiệm chi trả.
Về các tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa TCT 36 và Công ty Mefrimex do hai đơn vị tự thỏa thuận hoặc đề nghị Tòa án các cấp xem xét, giải quyết nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Như vậy, sau nhiều lần đổi chủ, dự án B6 Giảng Võ lại về với chủ cũ của mình.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.