'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Suốt 4 tháng qua, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển bất động sản Đô Thành đã triển khai dự án trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ I-Tower Quy Nhơn trong tình trạng chưa được cấp phép xây dựng. Tuy nhiên cả lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định lẫn TP. Quy Nhơn đều chưa biết vấn đề này.
Dự án trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ I-Tower Quy Nhơn có tổng vốn gần 1.800 tỷ đồng, quy mô diện tích 10.748m2, gồm 2 tòa tháp cao 36 và 41 tầng, 2 tầng hầm. Tổng số căn hộ là hơn 1.350 căn và được xây trên khu đất vàng có 3 mặt tiền gồm đường Lê Duẩn, Vũ Bảo và Nguyễn Tư, giữa trung tâm phố biển Quy Nhơn.
Trả lời báo giới về vấn đề này, ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho hay các sở, ngành "chưa báo cáo" nên ông chưa nắm vụ việc doanh nghiệp xây dựng công trình trái phép này.
Còn ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP. Quy Nhơn, cho rằng chủ đầu tư trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ I-Tower Quy Nhơn vẫn chưa triển khai dự án. "Chủ đầu tư vẫn chưa xây dựng công trình. Mặt khác, tôi mới đi công tác ở TP. HCM về Bình Định nên có gì để kiểm tra lại thông tin", ông Nam nói.
Trong khi đó, bà Lý Tiết Hạnh, Phó đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, xác nhận thời gian gần đây một số doanh nghiệp trên địa bàn đã xây dựng công trình, dự án khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép.
Đối với những dự án nào cử tri phát hiện hay các cơ quan báo chí phản ánh xây dựng trái phép, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đều ghi nhận tổng hợp ý kiến đề nghị UBND tỉnh Bình Định tăng cường kiểm tra, giám sát chấn chỉnh.
"Qua thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm thì đều phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật...", bà Hạnh nhấn mạnh.
Được biết, đến nay chủ đầu tư và các nhà thầu đã thi công Trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ I-Tower Quy Nhơn hoàn thành 503 cọc khoan nhồi sâu từ 68 m đến 69 m, xây tường vây quanh công trình bằng bê tông cốt thép với chiều dày 0,6 m, sâu 15 m... trên diện tích khoảng 4.600 m2.
Thanh tra Sở Xây dựng Bình Định đã xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp này 40 triệu đồng về hành vi xây dựng công trình Trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ I-Tower Quy Nhơn không có giấy phép xây dựng.
Trước đó, cuối tháng 1, Sở Xây dựng Bình Định phát đi cảnh báo về dự án I-Tower Quy Nhơn chưa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định. Dù dự án mới trong giai đoạn đầu xây dựng, các trang mạng đã quảng cáo rầm rộ, chào bán căn hộ cao cấp dự án I-Tower Quy Nhơn.
Ngày 9/1, chủ đầu tư dự án I-Tower Quy Nhơn đã tổ chức lễ ra mắt dự án với quy mô khách mời lên đến 2.000 người. Tại sự kiện, các khách mời đã được chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận giữa chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển bất động sản Đô Thành với các đối tác chiến lược trong việc triển khai dự án như ngân hàng bảo trợ chính của dự án: HD Bank, Công ty TNHH Vitalia home and Kitchen Việt, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đặt chỗ 300 căn hộ... |
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển bất động sản Đô Thành (Bất động sản Đô Thành) được thành lập vào ngày 10/8/2015, trụ sở chính ở số 2 Trường Chinh, phường Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Doanh nghiệp có vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, được sáng lập bởi 3 cổ đông là ông Lê Công Thật, sinh năm 1991 (sở hữu 20% vốn), bà Lê Thị Tuyết, sinh năm 1976 (sở hữu 50% vốn) và ông Lê Công Tuấn Anh, sinh năm 1990, sở hữu 30% vốn còn lại.
Không chỉ cùng họ, 3 cổ đông sáng lập nêu trên đều đăng ký địa chỉ thường trú ở xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Hiện nay, bà Tuyết giữ ghế chủ tịch HĐQT, còn ông Thật là tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Bất động sản Đô Thành.
Kết quả kinh doanh những năm vừa qua cho thấy, doanh nghiệp này không phát sinh bất kỳ doanh thu nào và chỉ báo lỗ vài trăm triệu đồng mỗi năm, cá biệt năm 2017 lỗ cao nhất là 1,3 tỷ đồng do các chi phí vận hành. Như vậy, pháp nhân này của bà Tuyết chỉ tập trung đầu tư và phát triển dự án I-Tower Quy Nhơn và không có hoạt động kinh doanh nào khác.
Cuối năm 2019, tổng tài sản của Bất động sản Đô Thành đạt hơn 260 tỷ đồng. Đối ứng bên nguồn vốn, nợ phải trả chỉ chiếm 14,5 tỷ đồng, còn lại là vốn chủ sở hữu 247 tỷ đồng. Gần đây nhất, vào trung tuần tháng 11/2020, doanh nghiệp dự án I-Tower Quy Nhơn đã nâng vốn điều lệ lên mức 850 tỷ đồng.
Một điểm đáng lưu tâm nữa là trước khi về tay Bất động sản Đô Thành, đầu năm 2015, dự án I-Tower Quy Nhơn đã được UBND tỉnh Bình Định giao cho Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Nông sản Quốc tế (Nông sản Quốc tế) làm chủ đầu tư. Đây là doanh nghiệp thuộc sở hữu của ông Lê Công Tuấn Anh, một trong những cổ đông sáng lập của Bất động sản Đô Thành và sở hữu 30% vốn.
Nông sản Quốc tế được thành lập vào tháng 7/2010, trụ sở chính đặt tại ấp 4, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM. Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép.
Tính đến tháng 5/2018, Nông sản Quốc tế có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, trong đó ông Tuấn Anh nắm giữ 96% vốn, 4% vốn còn lại thuộc sở hữu của bà Huỳnh Thị Liên.
Theo tài liệu mà VietnamFinance có được, doanh số giai đoạn 2016 - 2018 của Nông sản Quốc tế khá trồi sụt. Năm 2016 ghi nhận ở mức 348,5 tỷ đồng, giảm sâu xuống 114,6 tỷ đồng ở năm kế tiếp và phục hồi lên ngưỡng 145 tỷ đồng vào năm 2018.
Dưới sự điều hành của vị doanh nhân sinh năm 1990, lợi nhuận sau thuế của Nông sản Quốc tế trong giai đoạn này liên tục đi xuống, từ 3,3 tỷ đồng năm 2016 đã đảo chiều lỗ 750 triệu đồng vào năm 2018.
Tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 86,7 tỷ đồng. Ở phía bên bảng cân đối kế toán, nợ phải trả chiếm 94,3 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 7,5 tỷ đồng. Con số này cho thấy Nông sản Quốc tế đang gánh một khoản lỗ lũy kế lên đến gần 30 tỷ đồng, phản ánh kết quả kinh doanh rất kém tích cực trong những năm trước đó.
Quay trở lại với Bất động sản Đô Thành, theo tìm hiểu của VietnamFinance, hiện nay chủ tịch HĐQT và cũng là cổ đông lớn nhất chiếm 50% vốn - bà Lê Thị Tuyết cũng đang sở một số doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Tân Thu Tuyết, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Lê Thu Tuyết, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu VAB, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Nông sản Quốc tế...
Hầu hết các doanh nghiệp này đều đang "đóng băng" hoặc đang làm thủ tục giải thể, duy nhất chỉ có Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Nông sản Quốc tế còn hoạt động.
Pháp nhân có tên gợi mở về doanh nghiệp của ông Tuấn Anh nêu trên có vốn điều lệ 50 tỷ đồng (cuối năm 2019), được thành lập ngày 9/10/2013 và đặt trụ sở chính tại số 8 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM.
Những năm gần đây doanh nghiệp này đã ngưng hoạt động kinh doanh, còn giai đoạn trước đó thì liên tục gánh lỗ. Cụ thể, năm 2016 doanh nghiệp ghi nhận doanh số 1,2 tỷ đồng, lỗ sau thuế 48 triệu đồng; năm 2017 doanh thu giảm mạnh còn 189 triệu đồng, lỗ sau thuế 56,6 triệu đồng.
Từ năm 2018, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, song vẫn lỗ đều đặn do các chi phí vận hành.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.