Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo quy hoạch, dự án Đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng nằm trong mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ - TTg ngày 1/3/2016 và là dự án Bộ GTVT xác định là ưu tiên đầu tư của ngành.
Đường cao tốc sẽ có điểm đầu TP Châu Đốc (tỉnh An Giang), điểm cuối TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), tổng chiều dài hơn 150km, đi qua 4 tỉnh: An Giang (gần 60km), Cần Thơ (gần 50km), Hậu Giang (hơn 20km) và Sóc Trăng (gần 30km), tổng vốn đầu tư dự kiến gần 30.000 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành vào năm 2026.
Trên tuyến có khoảng 130 cầu; 50 vị trí giao cắt gồm 34 vị trí giao cắt trực thông và 16 vị trí giao cắt liên thông, vận tốc thiết kế từ 100 - 120km/h. Trong kế hoạch phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 đường có vận tốc thiết kế 80km/h, chiều rộng nền đường 17m; giai đoạn 2 hoàn chỉnh theo quy hoạch đường có vận tốc thiết kế 100 - 120km/h, chiều rộng nền đường 24,75m.
Việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng nhằm kết nối trung tâm TP Cần Thơ đi qua các tỉnh, thành trong khu vực, kết nối với các trục dọc như QL1A, tuyến N1, dự án kết nối khu vực Trung tâm ĐBSCL…
Dự án do Công ty Cửu Long là đơn vị thực hiện quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị đầu tư. Đơn vị tư vấn thực hiện nghiên cứu lập dự án là Công ty Jinwoo Engineering Korea và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Công trình 625.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.