Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đây là vụ việc khá đặc biệt giải quyết tranh chấp giữa nhà thầu và chủ đầu tư qua bên thứ 3. Theo các chuyên gia đánh giá quá trình này thường kéo dài và tốn kém chi phí.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, hiện chủ đầu tư dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đang bị 2 nhà thầu nước ngoài thực hiện khiếu nại đòi bồi thường, và đưa các vấn đề tranh chấp ra bên thứ 3 phân xử theo hợp đồng (tổ chức trung lập chuyên gia hoà giải, phán xử tranh chấp kinh tế).
Ban giải quyết tranh chấp được nhà thầu cùng chủ đầu tư đưa ra một tổ chức hoà giải trong nước, và đã được thụ lý. Đây là các bước đầu tiên của xử lý tranh chấp, sau bước này nếu các bên vẫn chưa đồng thuận, các nội dung tranh chấp có thể đưa ra Trọng tài quốc tế.
Bước đi trên của nhà thầu nước ngoài là điều đã được dự đoán, sau nhiều lần nhà thầu phát văn bản yêu cầu bồi thường, tạm dừng thi công để gây sức ép, đặc biệt khi dự án này chậm tiến độ nhiều năm với nhiều vướng mắc.
Trong bản cập nhật tiến độ dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội mới đây, MRB cũng thông tin đang triển khai các bước xử lý tranh chấp qua bên thứ 3. Với đoạn trên cao, nhà thầu gói thầu đường sắt 1 (CP06) đã nhiều lần đề nghị chủ đầu tư lập Ban giải quyết tranh chấp theo quy định của hợp đồng. MRB cũng vừa kiến nghị UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương bổ sung chi phí liên quan tới lập Ban giải quyết tranh chấp.
Với gói thầu đoạn hầm và các ga ngầm, liên danh nhà thầu Hyundai và Ghella cũng tạm dừng thi công từ tháng 8/2021 tới nay do thiếu mặt bằng thi công (do chủ đầu tư chậm bàn giao). Đồng thời, nhà thầu phát thông báo khiếu nại chủ đầu tư ra Ban giải quyết tranh chấp về chậm bàn giao mặt bằng và yêu cầu chủ đầu tư thương thảo ký phụ lục hợp đồng, trong đó có yêu cầu tạm thời thanh toán 70 triệu USD (hơn 1,6 nghìn tỷ đồng) trong tổng chi phí nhà thầu khiếu nại cho tới khi Ban giải quyết tranh chấp có quyết định.
Nhà thầu cũng yêu cầu chủ đầu tư kéo dài thời hạn hợp đồng tới hết tháng 8/2026 (thay vì tháng 2/2022). Trước đó nhà thầu này yêu cầu chủ đầu tư bồi thường khoảng 114 triệu USD, nhưng chưa được đáp ứng.
Hiện Ban giải quyết tranh chấp của bên thứ 3 đã lập và ra quyết định cho đơn khiếu nại của nhà thầu, chủ đầu tư đang cùng tư vấn, luật sư rà soát thực hiện các bước tiếp theo theo hợp đồng.
Dù vậy, đầu tháng 5, nhà thầu gói thầu hầm và ga ngầm tiếp tục có đơn khiếu nại lần 2 gửi Ban giải quyết tranh chấp liên quan tới chủ đầu tư chậm bàn giao mặt bằng làm phát sinh chi phí do kéo dài thời gian thi công.
Ngược lại, MRB cũng bắt đầu chuẩn bị hồ sơ khiếu nại gửi Ban giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng của nhà thầu tạm dừng thi công từ tháng 8/2021 và thông báo chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại quyền lợi chủ đầu tư.
Trao đổi với PV Tiền Phong, một luật sư từng tham gia nhiều vụ việc giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế cho rằng, dự án đầu tư công, đặc biệt dự án dùng vốn ODA thời gian qua có nhiều vấn đề tồn tại mãi chưa xử lý được, từ đó phát sinh tranh chấp với nhà thầu (như chậm mặt bằng, chậm vốn, phối hợp chưa tốt…). Khi bị khiếu nại ra xử lý tranh chấp kinh tế quốc tế, sẽ mất nhiều thời gian, chi phí.
Với trường hợp dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, vị luật sư này cho rằng, vụ việc xử lý nhanh hay kéo dài phụ thuộc chủ đầu tư có chuyên nghiệp trong giải quyết tranh chấp không, chọn luật sư ra sao. Hiện vụ việc mới đang dừng ở trong nước, nếu ra Trọng tài quốc tế ở nước ngoài chi phí còn tốn kém hơn rất nhiều.
Dù vậy, khi ra tranh chấp quốc tế, theo thoả thuận, quá trình xử lý không ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án mà việc xử lý tranh chấp tiến hành song song với thi công.
Tuy nhiên, phía Việt Nam phải có người quyết đủ thẩm quyền và đủ năng lực, tránh cứ trình lên xuống, qua lại nhiều cấp ngành, dẫn tới tranh chấp càng kéo dài thêm. Các bước xử lý tranh chấp thường qua 4 bước, là thương lượng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, chuyên gia hoà giải, ban hoà giải, xong mới ra trọng tài. Tuy nhiên, các bước xử lý tranh chấp không nhất thiết theo các bước đó mà có thể theo thoả thuận và hợp đồng.
Trong khi đó, một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn thầu quốc tế cho biết, dự án Nhổn - ga Hà Nội đang gặp phải là chọn mẫu hợp đồng quốc tế (mẫu hợp đồng FIDIC) chưa phù hợp với loại hình dự án vừa đi trên cao vừa đi ngầm.
Khi phát sinh khiếu nại của nhà thầu, chủ đầu tư mất nhiều thời gian để trình cấp có thẩm quyền, dẫn tới các khiếu nại của nhà thầu không được giải quyết kịp thời, nên nhà thầu thực hiện các bước khiếu kiện xử lý tranh chấp.
Đối với những vướng mắc trong quá trình thi công, đặc biệt vướng về mặt bằng, chuyên gia này cho rằng, các dự án tại Việt Nam thường tìm cách khởi công sớm nhất thay vì đợi có mặt bằng sạch mới khởi công. Điều này dẫn tới một thực tế, khi vướng mặt bằng lập tức dự án bị chậm tiến độ, nhà thầu phát sinh tranh chấp, đòi bồi thường.
Hiện dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội mới đạt tiến độ tổng thể khoảng 74,6% (trong đó đoạn trên cao đạt 95,2%; đoạn ngầm đạt 33%). Do chậm tiến độ, mới đây Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB - đại diện chủ đầu tư), đã có văn bản đề xuất UBND TP.Hà Nội cho lùi thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2022 sang hoàn thành năm 2029 (đoạn trên cao hoàn thành năm 2022, toàn tuyến năm 2027 và quyết toán vào năm 2029). MRB cũng kiến nghị tăng tổng mức đầu tư thêm khoảng 202 triệu Euro ( tương đương hơn 4.905 tỷ đồng), đưa tổng mức đầu tư dự án lên hơn 1,37 tỷ Euro. |
Xem thêm: Tổng mức đầu tư đường sắt Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo 'đội' hơn 16.000 tỷ đồng
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.