'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giải trình về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tại Quốc hội sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông Vận tải cho biết trên tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ có hai loại tàu với vận tốc khác nhau. Loại tàu thứ nhất chạy tốc độ 350 km/h, chỉ dừng lại ở 5 ga trên toàn tuyến và đan xen lẫn nhau. Khi đó, thời gian tàu chạy 5,5 giờ từ Hà Nội đến TP. HCM là đã bao gồm thời gian dừng ở các ga. "Nếu dừng lại ở tất cả 23 ga thì không thể đạt được tốc độ 350 km/h", ông nói.
Loại tàu thứ hai chạy tốc độ bình quân 280 km/h sẽ dừng lại ở tất cả các ga theo từng đoạn tuyến cho người dân lựa chọn như Hà Nội - Vinh, Nha Trang – TP. HCM... Theo thiết kế của Bộ Giao thông Vận tải, toàn tuyến đường sắt tốc độ cao có 85 đoàn tàu và có thể tăng lên. Nhà đầu tư, doanh nghiệp nếu nhận thấy có thể kinh doanh thì mua tàu và thuê đường ray để chạy.
Theo Bộ trưởng, với tốc độ thiết kế nêu trên, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam chỉ chở khách và sử dụng lưỡng dụng khi cần thiết như phục vụ an ninh quốc phòng. Lưu lượng hàng hóa đến năm 2050 vận chuyển dọc trục Bắc Nam hơn 18 triệu tấn/năm thì "đường sắt hiện hành và đường biển, đường bộ có thể đảm đương".
Một số đại biểu băn khoăn vì sao đường sắt tốc độ cao Bắc Nam không thiết kế lưỡng dụng chở người và hàng hóa, ông Thắng nói "vận tải hàng hóa sẽ ưu tiên đường biển ven bờ vì vận chuyển được khối lượng lớn, chi phí rẻ nhất. Với đoạn tuyến ngắn thì "đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối".
Ông dẫn chứng, tại Nhật Bản, tàu shinkansen chạy 300 km/h cũng chủ yếu chở khách. Họ cũng có một đường sắt khổ 1,01 m chuyên chở hàng hóa, "mà địa hình Nhật Bản tương đối giống Việt Nam". Hơn nữa, đường bộ tiện ích, "nhận hàng tại nơi sản xuất, chuyển đến nơi nhận". Trong khi đó, nếu dùng đường sắt vận chuyển phải đóng container, bốc dỡ ở cả nơi sản xuất và nơi nhận.
Các nước chúng tôi khảo sát đều khuyến cáo không nên chạy chung giữa hành khách và hàng hóa", ông nói, cho rằng nếu thiết kế đường sắt tốc độ cao vừa chở khách vừa chở hàng hóa thì hiệu quả vận chuyển "sẽ giảm rất lớn". Khi chỉ chở khách mới có tàu cao tốc, còn nếu chở hàng thì vận tốc chỉ 80-120 km/h. Như vậy chỉ cần nâng cấp, điện khí hóa đường sắt hiện tại thì sẽ đáp ứng nhu cầu chở hàng.
Bộ trưởng cho biết trước đây khi vay vốn OAD thường có cơ chế ràng buộc không được lựa chọn đối tác triển khai dự án nên rất bất lợi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đội giá. Với đường sắt tốc độ cao, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tìm được nhà thầu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và buộc phải chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp nội địa.
Chính phủ sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp lớn trong nước thuộc Bộ Quốc phòng và khối tư nhân, chỉ định là doanh nghiệp quốc gia tham gia vào dự án và nhận chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp này cần tiến tới làm chủ được về thi công xây dựng, sản xuất đầu máy toa xe, bảo trì sửa chữa nâng cấp. "Quan trọng nhất là phải làm chủ được việc bảo trì, sửa chữa bởi đây là vấn đề cốt từ khi đưa vào vận hành và tốn rất nhiều chi phí nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài", ông Thắng khẳng định.
Khi dự án vận hành, sẽ có hai doanh nghiệp tách ra từ Tổng Công ty đường sắt tham gia quản lý hạ tầng và khai thác, nên "đây không phải vấn đề lớn". Việt Nam xác định không phụ thuộc vốn vay nước ngoài, nếu vay sẽ không quá 30% tổng mức đầu tư, chia trung bình năm 1,86 tỷ USD và không ràng buộc để khi thi công xây dựng không bị phụ thuộc công nghệ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.