'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Lê Viết Hải sinh ngày 12/11/1958, trong một gia đình tri thức có 11 anh chị em tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là Lê Mộng Đào, từng là hiệu trưởng thứ 2 Trường Bồ Đề - một trường thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nổi tiếng tại Huế (nay là Trường THCS Thống Nhất), ông cũng là cư sĩ duy nhất giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Bồ Đề. Mẹ ông Hải là bà Trần Thị Tuyết - một tiểu thương kinh doanh buôn bán nhỏ.
Năm 1967, khi ông Hải lên 9 tuổi, cả gia đình chuyển vào Sài Gòn, ông Hải thường phải phụ bố mẹ làm nhiều nghề để trang trải cuộc sống gia đình, từ mua bán thuốc tây, điện máy, cho đến việc hợp tác mở trường tư thục, sản xuất bánh mứt,…
Tuy hoàn cảnh gia đình không dư giả là bao nhưng ông vẫn được học hành đàng hoàng. Ông Hải tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM với tấm bằng kiến trúc sư vào năm 1985. Tuy nhiên, ông không đi theo con đường đã chọn mà chuyển hướng sang làm một kỹ sư xây dựng, bởi ông cho rằng nhu cầu của xã hội trong ngành này còn rất lớn. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại Công ty Quản lý Nhà với công việc là thiết kế thi công một số công trình nhà ở tư nhân.
Tích lũy được một ít vốn cùng với kinh nghiệm sau thời gian công tác tại đây, ông Hải quyết định ra kinh doanh riêng.
Năm 1987, ông Hải thành lập và làm Giám đốc Văn phòng Xây dựng Hòa Bình với số lượng nhân viên ban đầu là 5 kỹ sư cùng với 20 người, chủ yếu nhận thiết kế và thi công công trình nhà ở tư nhân.
Năm 2000, ông Hải thành lập Công ty Cổ phần xây dựng & kinh doanh địa ốc Hòa Bình vốn điều lệ hơn 56,4 tỷ đồng, dựa trên nền tảng và đội ngũ nhân viên của văn phòng cũ. Tại đây, ông Hải đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đến năm 2006, cổ phiếu Hòa Bình chính thức được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) với mã HBC.
Có thể nói, năm 2006 là mốc son trong lịch sử phát triển của Hòa Bình khi mô hình của tập đoàn này được hình thành rất rõ nét, góp phần không nhỏ cho vị thế của doanh nghiệp sau này.
Là doanh nghiệp thuộc top đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, Hòa Bình đã có một “thập kỉ vàng” với tốc độ tăng trưởng doanh thu “siêu tốc”, cứ 5 năm lại tăng gấp 5 lần. Cụ thể, doanh thu năm 2008 là 696 tỷ đồng; năm 2013 tăng gấp 5 lần, lên 3.432 tỷ đồng; đến năm 2018 lại tăng gấp 5 lần, đạt 18.299 tỷ đồng.
Năm 2019, dù thị trường khó khăn, Hòa Bình vẫn duy trì mức tăng trưởng gần 4% về doanh thu, đạt 18.822 tỷ đồng, qua đó trở thành doanh nghiệp xây dựng số 1 Việt Nam (xét theo doanh thu).
Tuy nhiên, đến năm 2020, với “cú đấm bồi” từ đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng của toàn ngành xây dựng đã chậm lại. Hòa Bình cũng không phải ngoại lệ khi doanh thu thuần hợp nhất 6 tháng đầu năm chỉ đạt 5.410 tỷ đồng, giảm 67%; lãi trước thuế chỉ đạt 47 tỷ đồng, giảm 400% so với cùng kì năm trước.
Chủ tịch Hòa Bình cho rằng đại dịch Covid-19 là một thách thức rất lớn song cũng là một cơ hội để tập đoàn tập trung vào công cuộc tái cấu trúc, nhằm chuẩn bị cho sự bứt phá ở giai đoạn tiếp theo.
Hiện, Hòa Bình đang trong quá trình “lột xác” để vươn ra quốc tế, sau khi đã trở thành “gã khổng lồ” của ngành xây dựng Việt Nam. Nội dung tái cấu trúc của Hòa Bình khá đa dạng nhưng tập trung vào các nhóm: tái cấu trúc dịch vụ, sản phẩm, thị trường; tái cấu trúc mô hình kinh doanh; tái cấu trúc tài chính; tái cấu trúc nhân sự; đầu tư nghiên cứu phát triển…
Về thị trường, Hòa Bình đang dần vươn tay ra thị trường quốc tế, gồm cả xây dựng lẫn kinh doanh địa ốc. Cụ thể, về xây dựng, Hòa Bình đã thi công tại các thị trường Malaysia, Myanmar, Kuwait…; về kinh doanh địa ốc, Hòa Bình đang hợp tác với một đơn vị để triển khai dự án nhà ở cao tầng tại Canada.
Ngoài chức Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, ông Hải còn nắm giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) nhiệm kỳ IV (2016 – 2020); Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.
Sau gần một năm chuyển giao vị trí CEO cho con trai, doanh nhân Lê Viết Hải nhận lời giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khi đã nhẹ bớt gánh nặng điều hành Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Gặp gỡ các cử tri mới đây, ông Hải cho hay là một đại diện cho khối doanh nghiệp ông sẽ đặc biệt chú trọng việc xây dựng khung pháp lý thông thoáng hơn, minh bạch hơn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, của doanh nghiệp cũng như cho việc thu ngân sách của Nhà nước. Đồng thời, có cách kiểm soát hữu hiệu để bảo đảm lợi ích cao nhất của người tiêu dùng trong một môi trường kinh doanh bình đẳng, kỷ cương, minh bạch và có sự cạnh tranh lành mạnh.
“Là Chủ tịch một tập đoàn xây dựng hàng đầu trong nước, tôi sẽ đóng góp những kiến thức chuyên môn của mình nhằm tu chỉnh, hoàn thiện các điều luật, các tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, kiến trúc, qui hoạch. Đồng thời, cùng với các đại biểu khác và Chính phủ tìm cách giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến pháp lý nhà đất, cũng như có giải pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nhà ở, nhất là nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp”, ông Hải nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.