'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 27/4 vừa qua, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã công bố danh sách chính thức 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở 184 đơn vị bầu cử trong cả nước.
Theo dự kiến ban đầu về cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, số lượng doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh là 7 đại biểu (tương đương 1,4%). Để bầu được số lượng này, tất nhiên số ứng viên được giới thiệu phải nhiều hơn, tùy vào sự lựa chọn, hiệp thương giới thiệu nhân sự và cả sự sẵn sàng tham gia ứng cử của các doanh nhân được lựa chọn.
Kết quả, trong số 868 ứng viên chính thức có hơn 30 doanh nhân và đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đáng chú ý, trong số các doanh nhân lần đầu ứng cử, có khá nhiều người thuộc thế hệ 8x, nằm trong cơ cấu ứng cử viên trẻ tuổi (dưới 40 tuổi).
Bên cạnh các ứng viên như doanh nhân Trịnh Chí Cường (SN 1982, TP.HCM), Nguyễn Thị Thùy Thuận (SN 1982, Đà Nẵng), Nguyễn Thị Kim Thoa (SN 1987, TP. Cần Thơ)... tại Bến Tre có sự tham gia của doanh nhân Ngô Tường Vy (SN 1986), là Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu (Công ty Chánh Thu), Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp Tiên phong tỉnh Bến Tre và cũng là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bến Tre.
Nhìn chung, việc các doanh nhân tham gia ứng cử là một điều rất đáng hoan nghênh trong bối cảnh ngày càng ít doanh nhân tham gia Quốc hội, dấu ấn tại nghị trường dần trở nên mờ nhạt. Với tư cách đại biểu Quốc hội, các doanh nhân được kỳ vọng sẽ là tiếng nói quan trọng đóng góp xây dựng thể chế, chính sách và cũng là tiếng nói đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong cơ quan lập pháp...
Quay trở lại với ứng viên Ngô Tường Vy, với trách nhiệm không nhỏ là vậy, dư luận tỏ ra rất quan tâm đến tình hình kinh doanh, cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp dưới sự điều hành của bà Vy.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, mặc dù giữ vai trò phó giám đốc nhưng ít người biết rằng, bà Vy lại là người đặt nền móng cho sự phát triển của Công ty Chánh Thu từ những ngày đầu thành lập.
Chia sẻ trong một lần phỏng vấn, bà Vy cho biết vào năm 2008, với khát khao mang đặc sản của quê hương Bến Tre ra thị trường thế giới, bà đã quyết định bỏ dở việc học về nối nghiệp gia đình, tìm đường xuất khẩu cho trái cây.
Trước đây, bố mẹ bà Vy là chủ vựa trái cây Chánh Thu, chuyên xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó bà Vy đã tạo bước đi khác biệt và chuyên nghiệp, xây dựng vùng trồng nguyên liệu với tiêu chuẩn khắt khe.
Bà Vy kể lại rằng, lúc bấy giờ bà đi đến từng vùng quê, gặp từng người nông dân tư vấn, định hướng và thay đổi tư duy của họ.
"Mỗi người nông dân là một mắt xích trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm đạt chuẩn, vì vậy, không ai khác, họ phải là chủ thể làm ra giá trị của mỗi nông sản. Mỗi lần gặp nông dân tôi đều truyền thông điệp đó và họ đã cùng tôi tạo nên sự thay đổi lớn về đường ra thế giới của trái cây Bến Tre”, bà Vy chia sẻ trên báo giới.
Năm 2009, doanh nhân Ngô Tường Vy đã phát triển vựa trái cây Chánh Thu thành Công ty Chánh Thu và hiện nay, doanh nghiệp này đã xuất khẩu một số sản phẩm trái cây Việt Nam như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài, bưởi, nhãn, dừa, vải… qua các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Canada, Úc, Đài Loan…
“Mong muốn lớn nhất của tôi là xây dựng được chuỗi liên kết để tạo giá trị bền vững, xây dựng thương hiệu quốc gia Make in Việt Nam ra thế giới”, bà Vy cho hay.
Nói thêm về Công ty Chánh Thu, trải qua hơn 1 thập kỷ lăn lộn thương trường, doanh nghiệp có vốn điều lệ là 12 tỷ đồng (tính đến tháng 4/2021). Trong đó, bà Vy nắm giữ 25% vốn, tương đương 3 tỷ đồng; còn lại thuộc sở hữu của ông Ngô Văn Chánh (bố) và bà Nguyễn Thị Hồng Thu (mẹ).
Về kết quả kinh doanh, theo tài liệu mà VietnamFinance có được, mặc dù với số vốn điều lệ khá khiêm tốn, thế nhưng doanh thu mỗi năm của Công ty Chánh Thu rất ấn tượng.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2019, Công ty Chánh Thu ghi nhận doanh số đạt lần lượt 71,3 tỷ đồng, 74,9 tỷ đồng, 66,2 tỷ đồng và lên đến 155,9 tỷ đồng vào cuối chu kỳ. Mặc dù nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động thương mại, song cũng nhấn mạnh rằng lúc này Công ty Chánh Thu chỉ có vốn điều lệ từ 6 đến 8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với doanh thu cao và cho thấy đà tăng trưởng mỗi năm, Công ty Chánh Thu vẫn liên tục thua lỗ trong khoảng thời gian nêu trên. Năm 2016, doanh nghiệp lỗ 4,6 tỷ đồng, giảm nhẹ còn 3,7 tỷ đồng vào năm 2017; một năm sau đó lỗ đậm đến 14,3 tỷ đồng và hồi phục còn âm 546 triệu đồng (năm 2019).
Bên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của Công ty Chánh Thu tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn 2016-2018 (từ 30,4 tỷ đồng lên 70,4 tỷ đồng) trước khi giảm nhanh xuống còn 52,3 tỷ đồng, vào cuối năm 2019.
Đối ứng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty Chánh Thu chỉ dương duy nhất vào năm 2016, với 1,7 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ đạt 6 tỷ đồng. Ở những năm kế tiếp, khoản lỗ lũy kế đã khiến doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu xuống 1,9 tỷ đồng (2017), 14,5 tỷ đồng (2018) và 2,5 tỷ đồng (2019).
Nhìn lại năm 2018, con số lỗ kỷ lục đã khiến Công ty Chánh Thu gặp khó về dòng tiền duy trì hoạt động, đó cũng giải thích phần nào động thái tăng vốn điều lệ từ 6 tỷ đồng lên 8 tỷ đồng của gia đình bà Ngô Tường Vy.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.