Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo nguồn tin của Reuters, tại hội nghị thượng đỉnh với các lãnh đạo EU, Tổng thống Biden đã hứa Mỹ sẽ cung cấp ít nhất 15 tỷ mét khối (bcm) LNG cho châu Âu trong năm nay so với kế hoạch trước đó. Thoả thuận về LNG giữa EU và Mỹ sẽ được công bố trong ngày 25/3, bao gồm cả kế hoạch xuất khẩu LNG của Mỹ sang EU cho năm 2023.
Tuy nhiên, do các nhà máy LNG của Mỹ đã sản xuất LNG hết công suất, các nhà phân tích cho biết phần lớn lượng khí đốt bổ sung đến châu Âu sẽ phải đến từ việc phân bổ lại các nguồn cung hiện có.
Theo các nhà phân tích từ Goldman Sachs, việc phân bổ lại nguồn cung để có thể tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu là một biện pháp ngắn hạn cần thiết, đồng thời lưu ý việc tăng cường chuyển LNG sang khu vực này do giá khí đốt châu Âu trong những tháng gần đây đã tăng lên mức gần như cao nhất thế giới.
Jason Feer, trưởng bộ phận tình báo kinh doanh toàn cầu của Poten & Partners, một công ty tư vấn về năng lượng và vận chuyển, cho biết Mỹ có một số nhà máy LNG mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay nhưng hầu hết đều đã có “bến đỗ” và ký kết hợp đồng, vì vậy “nếu châu Âu muốn có thêm LNG, họ phải trả thêm tiền”.
Nga là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của EU, gửi tổng cộng 155 bcm khí đốt đến EU vào năm 2021. Phần lớn trong số đó đến qua đường ống và 15 bcm là LNG. Tuy nhiên, việc Nga tấn công Ukraine đã ẩy giá năng lượng vốn đã cao lên mức kỷ lục và khiến EU cam kết cắt giảm 2/3 lượng sử dụng khí đốt của Nga trong năm nay, bằng cách tăng cường nhập khẩu từ các nước khác và nhanh chóng mở rộng năng lượng tái tạo.
Trong khi đó, xuất khẩu LNG của Mỹ sang EU đã dẫn đầu với mức 22 bcm trong năm ngoái. Các nhà xuất khẩu Mỹ đã vận chuyển khối lượng LNG kỷ lục đến châu Âu trong ba tháng liên tiếp, do giá đã tăng vọt lên hơn 10 lần so với một năm trước, với việc người mua ở châu Âu và châu Á cạnh tranh vì nguồn cung thắt chặt.
Mặc dù tăng cường mua LNG để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, nhưng dường như biện pháp này không phải là một nước đi chu toàn và dài hạn với châu Âu.
Bởi lẽ, trong khi Nga có đường ống dẫn khí thẳng sang khu vực và có thể cung cấp khí đốt với giá rẻ hơn, việc vận chuyển LNG từ Mỹ sẽ bị đội chi phí từ thiết bị vận chuyển, chi phí vận chuyển và cầu cảng, chưa kể nếu EU phải trả thêm tiền để Mỹ phân bổ lại nguồn cung, chi phí khí đốt đến tay người dân chắc chắn cũng không thấp và khó lòng đảo ngược xu hướng tăng giá khí đốt trong khu vực.
Trong một diễn biến liên quan, Nga hôm 24/3 đã tuyên bố các nước "không thân thiện", bao gồm cả các nước thành viên EU, phải bắt đầu thanh toán bằng đồng ruble cho dầu và khí đốt của Nga. Điều này làm gia tăng lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu và khiến các lãnh đạo EU chia rẽ về quan điểm.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng có những hợp đồng yêu cầu cố định thanh toán bằng một loại tiền tệ nhất định, nhưng thường là thanh toán bằng USD hoặc EUR, nên Đức vẫn đang nghiên cứu về việc trả phí năng lượng bằng ruble cho Nga. Phát biểu này cho thấy Đức có khả năng sẽ chấp nhận yêu cầu thanh toán của Moscow.
Trong khi đó, Thủ tướng Slovenia Janez Jansa cho rằng sẽ không có ai đồng ý trả phí năng lượng cho Nga bằng ruble.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết Nga không thể “tống tiền” châu Âu bằng các nguồn năng lượng của mình và sẽ không được phép lách các lệnh trừng phạt bằng cách yêu cầu ruble cho các chuyến hàng dầu và khí đốt.
Bà Ursula nói rõ: "Đây sẽ là một quyết định đơn phương và vi phạm hợp đồng một cách rõ ràng. Đây là một nỗ lực để lách các lệnh trừng phạt. Chúng tôi sẽ không cho phép Nga lách các lệnh trừng phạt của mình. Thời điểm mà năng lượng có thể được sử dụng để tống tiền chúng tôi đã qua rồi”.
Xem thêm >> Ông Putin ra lệnh bán khí đốt cho các nước 'không thân thiện' bằng đồng ruble
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.