EU phê chuẩn lệnh trừng phạt chưa từng có lên năng lượng Nga
(VNF) - Bỉ, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), cho biết khối này sẽ tấn công Nga bằng các biện pháp trừng phạt cứng rắn chưa từng có lên lĩnh vực khí đốt sinh lợi của nước này.
Các nước thành viên EU ngày 20/6 đã thông qua gói trừng phạt thứ 14 chống lại Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, và lần đầu tiên gói trừng phạt bao gồm lệnh cấm tái xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang EU. Quyết định được đưa ra sau sự phản đối gay gắt từ Đức và Hungary, khiến thỏa thuận bị đình trệ trong nhiều tuần.
“Gói này cung cấp các biện pháp có mục tiêu mới và tối đa hóa tác động của các biện pháp trừng phạt hiện có bằng cách thu hẹp các lỗ hổng”, chủ tịch Hội đồng EU của Bỉ cho hay.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen thì cho biết : “Gói tác động nặng nề này sẽ tiếp tục ngăn cản Nga tiếp cận các công nghệ quan trọng. Nó sẽ tước bỏ thêm nguồn thu từ năng lượng của Nga và giải quyết đội quân bóng tối cũng như mạng lưới ngân hàng bóng tối của Nga ở nước ngoài”.
Các cảng châu Âu ở Bỉ, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha hiện là điểm nhập cảnh chính cho việc vận chuyển LNG từ Bán đảo Siberian Yamal của Nga, với một số trong số đó là trung tâm tái xuất khẩu chính sang các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc hoặc xa hơn là Đông Nam Á.
Các hình phạt sẽ không ảnh hưởng đến phần lớn lượng khí tự nhiên lỏng (LNG) xuất khẩu của Nga sang EU. Thay vào đó, họ sẽ cấm các cảng của EU bán lại LNG của Nga và chặn nguồn tài chính cho các kho cảng LNG ở Bắc Cực và Baltic theo kế hoạch của Nga.
Kể từ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, khối này đã không trừng phạt khí đốt của Nga, ngay cả khi khối này áp đặt các lệnh cấm nghiêm ngặt đối với xuất khẩu dầu và than.
Nhưng với bằng chứng ngày càng tăng cho thấy những nỗ lực của phương Tây nhằm tiêu hao nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch của Moscow đang giảm sút một cách thảm hại, áp lực nhắm vào khí đốt ngày càng gia tăng.
Mặc dù LNG của Nga chỉ chiếm 5% lượng tiêu thụ khí đốt của EU vào năm 2023, nhưng nước này vẫn thu được khoảng 8 tỷ euro lợi nhuận từ xuất khẩu LNG. Thỏa thuận này có thể sẽ chỉ đạt được khoảng 1/4 số đó, vì nó không cấm nhập khẩu trực tiếp vào khối.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt sẽ buộc Moscow phải xem xét lại mô hình kinh doanh LNG của mình, đặc biệt đối với nguồn cung cấp mà nước này gửi đến châu Á thông qua châu Âu. Giờ đây, Nga có thể sẽ phải định tuyến lại các chuyến hàng đó qua Biển Bắc Cực, đòi hỏi các tàu phá băng được trang bị đặc biệt đang bị thiếu hụt.
Vấp phải nhiều sự phản đối
Trong nhiều tuần, Hungary đe dọa sẽ phủ quyết gói này về nguyên tắc vì nước này phản đối hầu hết các biện pháp trừng phạt năng lượng bổ sung của Nga.
Tuy nhiên, sự phản đối của Đức là gây bất ngờ hơn cả. Mối quan tâm của họ thậm chí không phải là về khí đốt mà, như Thủ tướng Olaf Scholz giải thích, mà liên quan đến các nghĩa vụ mới đối với các nhà xuất khẩu EU.
Đức lo lắng về việc mở rộng các biện pháp trừng phạt buộc các công ty EU phải đảm bảo khách hàng của họ sau đó không thể bán hàng hóa bị trừng phạt sang Moscow.
Trước đây, điều khoản được gọi là "không có Nga", chỉ áp dụng cho úng ống, vật phẩm chiến trường và hàng hóa có công dụng kép, tức có thể dùng trong cả quân sự và dân sự. Đức lo lắng các doanh nghiệp nhỏ của họ sẽ bị ảnh hưởng nếu điều này được mở rộng sang các sản phẩm dân sự hơn, như hóa chất hoặc máy móc gia công kim loại.
Cuối cùng, các nhà đàm phán đã nhượng bộ trước những lo ngại của Đức, bỏ đi một điều khoản mà nước này lo ngại sẽ gây tổn hại cho các doanh nghiệp nhỏ, trong khi chờ nghiên cứu về những tác động tiềm tàng, ba nhà ngoại giao EU cho biết.
Về phần mình, Hungary ủng hộ lệnh cấm LNG sau khi được đảm bảo rằng việc mở rộng nhà máy hạt nhân Paks II do Nga hậu thuẫn sẽ không bị trừng phạt, theo ba nhà ngoại giao khác.
Lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ‘đế chế năng lượng’ Nga
Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.