Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo CNBC, ngày 28/6, hai vụ kiện chống độc quyền do chính phủ liên bang và một liên minh các tiểu bang tại Mỹ nhắm tới Facebook đã bị bác bỏ. Theo đó, cả hai vụ kiện này đều có mục đích buộc Facebook phải bán lại Instagram và WhatsApp của mình.
Năm ngoái, Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) và nhóm tiểu bang trên nộp đơn kiện tố Facebook vi phạm luật chống độc quyền khi cản trở cạnh tranh thông qua việc thâu tóm các đối thủ nhỏ hơn. Hai đơn kiện này xoáy vào việc Facebook mua Instagram với giá 1 tỷ USD và mua WhatsApp với giá 19 tỷ USD.
Tuy nhiên, thẩm phán James Boasberg thuộc toà án quận Columbia nói rằng đơn kiện của chính phủ liên bang là “không đủ căn cứ pháp lý”. Sau phán quyết của toà, giá cổ phiếu Facebook tăng 4,2%, đóng cửa ở mức 355,64 USD/cổ phiếu, giúp tổng giá trị vốn hoá thị trường của gã khổng lồ này lần đầu vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD.
Được biết, các nhà chức trách cho rằng nhiều công ty công nghệ đang sở hữu sức mạnh thị trường quá lớn và lạm dụng để chi phối toàn cầu. Trong khi đó, thẩm phán Boasberg nói rằng FTC, đơn vị thay mặt chính phủ Mỹ khởi kiện Facebook, không chứng minh được Facebook có sức mạnh độc quyền trên thị trường mạng xã hội.
Phán quyết của thẩm phán Boasberg được xem là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của liên bang và các tiểu bang Mỹ nhằm kiểm soát sức mạnh của các công ty công nghệ lớn. Tuy nhiên, vị thẩm phán cũng cho biết FTC có thể nộp một đơn kiện mới với bằng chứng rõ ràng hơn trước thời hạn 29/7.
Đối với đơn kiện của một liên minh 4 tiểu bang tại Mỹ, thẩm phán Boasberg cho biết việc Facebook mua lại Instagram và WhatsApp đã được thực hiện từ lâu, cụ thể là năm 2012 và 2014, do đó không thể khẳng định Facebook "thâu tóm" sức mạnh thị trường. Liên minh này cũng không được hướng dẫn nộp một đơn kiện mới tương tự như với FTC.
Trong năm 2020, không chỉ Facebook mà Alphabet, công ty mẹ của Google, cũng đối mặt với tổng cộng 5 đơn kiện từ Chính phủ Mỹ và các bang của nước này. Các nghị sỹ đến từ cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ của Mỹ cùng chung lo ngại về ảnh hưởng của truyền thông xã hội và các hãng công nghệ lớn khác trong nền kinh tế và trên chính trường Mỹ.
Mặc dù vậy, các gã khổng lồ công nghệ, từ Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet và mới đây là Facebook vẫn liên tục đạt được cột mốc vốn hoá hơn nghìn tỷ USD.
Khởi đầu là Apple khi trở thành công ty Mỹ đầu tiên cán mốc 2 nghìn tỷ USD vốn hoá hồi tháng 8/2020. Hiện tại, công ty này đang có mức vốn hoá thị trường là 2,24 nghìn tỷ USD. Tuần trước, Microsoft cũng cán mốc vốn hoá 2 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, vốn hoá của Amazon đang là 1,77 nghìn tỷ USD và của Alphabet là 1,67 nghìn tỷ USD.
Xem thêm >> Đồng euro sẽ thay thế đồng USD trở thành tài sản an toàn?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.