Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo Wipro, công ty hiện đã đưa 30.000 nhân viên trong các lĩnh vực điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, tư vấn và kỹ thuật… vào hoạt động nội bộ và bắt đầu triển khai các dịch vụ, giải pháp công nghệ cho các khách hàng.
Trong tương lai, đại diện doanh nghiệp chia sẻ mong muốn đào tạo toàn bộ 250.000 nhân viên đều có kiến thức về AI, dự kiến chi phí phải bỏ ra là hơn 1 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Wipro, ông Thierry Delaporte, cho biết: “Với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI, chúng tôi mong đợi một sự thay đổi trong tương lai đối với tất cả ngành công nghiệp”.
Bên cạnh đó, Wipro chia sẻ sẽ tập trung đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tiên tiến, đặc biệt là giúp các startup trẻ thiết lập một chương trình tăng tốc về trí tuệ nhân tạo.
Không chỉ Wipro, hàng loạt các doanh nghiệp Ấn Độ khác đều nhìn thấy được sự đi lên “thần tốc” của trí tuệ nhân tạo sau “cơn sốt” ChatGPT của OpenAI, một chatbot khiến con người cảm nhận sâu sắc được sự tiên tiến của công nghệ trong tương lai.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Ấn Độ đều không tiếc tiền trang bị kiến thức cho người lao động. Chẳng hạn như doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn nhất Ấn Độ, Tata Consultancy Services Ltd. đã công bố sẽ đào tạo 25.000 kỹ sư của mình về trí tuệ nhân tạo; Happiest Minds Technologies Ltd., một “ông lớn” cùng ngành khác có trụ sở tại Ấn Độ cũng đang từng bước triển khai đợt tuyển dụng lớn nhất lịch sử công ty với yêu cầu đi kèm là ứng viên phải có kiến thức về AI.
Trước đó, giai đoạn đại dịch Covid 19 vừa lắng xuống, Ấn Độ từng được ghi nhận là quốc gia ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo cao nhất trong các nước, theo nghiên cứu của hãng tư vấn PwC India.
Là đất nước sở hữu nguồn lao động dồi dào và đang được dự đoán sẽ có nền kinh tế phát triển vượt Mỹ trong tương lai, chính phủ Ấn Độ đã sớm triển khai các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ. Các tập đoàn công nghệ thông tin lớn trong nước đều đang được chính phủ tạo điều kiện hết sức để đưa ngành công nghệ trong nước vươn xa hơn trong tương lai.
Xem thêm >> Goldman Sachs: ‘Nền kinh tế Ấn Độ sẽ vượt Mỹ vào năm 2075’
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.