Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, Bloomberg cho biết giá điện của châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục mới vào ngày 11/8 khi tình trạng nắng nóng gây hạn chế cho việc truyền tải điện và cháy rừng hoành hành trên khắp nước Pháp.
Nguồn điện phụ tải cơ bản của Đức để giao vào năm tới, thước đo dịnh giá tiêu chuẩn của châu Âu, đã tăng tới 6,6% lên mức kỷ lục 455 euro (gần 467 USD) mỗi megawatt giờ (MWh) trên Sàn giao dịch năng lượng châu Âu AG. Tại thời điểm tháng 7 năm ngoái, giá điện chỉ nhỉnh hơn 83 USD/MWh.
Giá điện ở Pháp cũng đã tăng tới 7,8%, lên 622 euro (638,3 USD)/MWh.
Bloomberg cho biết thêm rằng đợt nắng nóng kỷ lục trong mùa hè năm nay đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ điện của người dân châu Âu, làm trầm trọng thêm vấn đề về nguồn cung khiến các tuyến đường thủy quan trọng được sử dụng để sản xuất thủy điện, làm mát các nhà máy hạt nhân và vận chuyển hàng hóa năng lượng đang trong tình trạng khô cạn.
Hạn hán kết hợp với nắng nóng khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến việc sản xuất điện từ các tuabin gió, các công trình thủy điện, các nhà máy nhiệt điện than và lò phản ứng hạt nhân.
Nắng nóng đi kèm với gió yếu, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất năng lượng gió. Chỉ có năng lượng Mặt trời là không không bị ảnh hương, nhưng chúng chỉ đáp ứng 5% sản lượng điện ở châu Âu.
Pháp, quốc gia có một loạt các nhà máy điện hạt nhân, đang trong tình huống đặc biệt khó khăn vì hơn một nửa số tổ máy điện tại các nhà máy điện hạt nhân không hoạt động vì đang trong thời gian bảo trì.
Pháp vốn là nước xuất khẩu điện, nhưng năm nay nước này đã trở thành nhà nhập khẩu ròng, buộc các nước láng giềng phải sử dụng nhiều khí đốt hơn, theo Bloomberg.
Tình trạng thiếu hụt năng lượng khiến các cuộc tranh cãi ở châu Âu bớt xoay quanh vấn đề môi trường, mà tập trung vào việc hạn chế tối đa việc tiêu thụ năng lượng, từ tắt bớt đèn, giảm nhiệt độ bể bơi đến khuyến khích rút ngắn thời gian tắm…
Hồi cuối tháng trước, các nước thành viên EU đã nhất trí một kế hoạch không mang tính ràng buộc nhằm hạn chế mức tiêu thụ khí đốt 15% trong 8 tháng bắt đầu từ tháng 8 và đặt ra các ưu tiên để xác định lĩnh vực công nghiệp nào bị cắt giảm nguồn cung năng lượng nhiều nhất, đồng thời cân nhắc áp dụng cơ chế chia sẻ khí đốt nếu khủng hoảng xảy ra.
Tuy nhiên, kế hoạch trên đang đứng trước nguy cơ không thể thực thi khi Hungary tự đàm phán với Nga để có thêm nguồn cung cấp khí đốt cho riêng mình, còn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ chối giảm mức tiêu thụ khí đốt theo kế hoạch của Brussels.
Xem thêm >> Muốn sớm ‘cai nghiện’ năng lượng Nga, Đức hối thúc EU xây đường ống dẫn khí mới
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.