Gia Định Group: Từ phân xưởng giầy đến 'ông lớn' BĐS công nghiệp

Minh Đức - 02/10/2024 15:01 (GMT+7)

(VNF) - Khởi sự từ một phân xưởng giầy nhỏ được thành lập vào năm 1989, hiện nay Gia Định Group được biết tới là một trong những “ông lớn” có tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp.

Đôi nét về Gia Định Group của đại gia Nguyễn Chí Trung

Công ty cổ phần Tập Đoàn Gia Định (Gia Định Group) là một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, với thế mạnh chủ yếu là: Đầu tư, xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp; Đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất giày dép và các ngành công nghiệp thuộc công nghiệp hỗ trợ.

Gia Định Group tiền thân là một phân xưởng giầy thành lập năm 1989 với khoảng 300 công nhân chuyên sản xuất và gia công giầy dép xuất khẩu. Tới năm 1999, Gia Định Group chuyển mình và phát triển thành Công ty TNHH Giày Gia Định với quy mô 3.000 công nhận.

Năm 2008, công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Tập Đoàn Gia Định. Đây cũng là cột mốc đánh dấu nhiều bước tiến của Gia Định Group khi công ty mở rộng các cơ sở sản xuất, các chi nhánh trải dài khắp các vùng Miền Đông, Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư xây dựng cụm Công nghiệp Tam Lập Bình Dương và các cụm sản xuất An Phú, Tân Uyên tại Bình Dương.

Năm 2020, Gia Định Group tiếp tục mở rộng phát triển ngành nghề mới là điện năng lượng tái tạo và năm 2022 tiếp tục thành lập Công ty cổ phần Đầu tư chi nhánh Gia Định Miền Bắc.

Theo tìm hiểu, Chủ tịch Tập Đoàn Gia Định là ông Nguyễn Chí Trung, đồng thời cũng một trong những cổ đông sáng lập công ty. Vốn điều lệ của công ty là 450 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Hữu Hạnh, chức vụ Tổng giám đốc công ty.

Theo giới thiệu, trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp cho thuê, Gia Định Group nổi bật với các dự án tiêu biểu như: Cụm nhà xưởng An Phú diện tích 20ha với 20 nhà xưởng cho thuê; Cụm nhà xưởng Tân Yên, tỉnh Bình Dương có quy mô 35ha với 30 nhà xưởng cho thuê.

Tiếp đó là Cụm công nghiệp Tâm Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương với quy mô 200ha, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng; Cụm công nghiệp Hồ Sơn, nằm tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, quy mô 150ha (dự kiến bàn giao trong năm 2025).

Khởi đầu Gia Định chỉ là một phân xưởng nhỏ chuyên sản xuất giày dép với vài trăm công nhân, cho đến nay Gia Định Group đã khẳng định vị thế một doanh nghiệp tầm cỡ với các đối tác lớn như Vagabond, Nike, Adidas… Không dừng lại ở những thành quả đó, Gia Định Group đã luôn không ngừng phát triển ở những lĩnh vực khác như: năng lượng tái tạo, bất động sản,…

Chủ tịch Tập đoàn Gia Định - Nguyễn Chí Trung

Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Gia Định Group và Tập Đoàn SEP Hàn Quốc đã ký kết hợp tác quốc tế trung hòa Carbon (Net- Zero) nhằm đối phó sự biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cụm công nghiệp Phú Giáo, tỉnh Bình Dương( dự kiến triển khai dự án điện năng lượng mặt trời áp mái với công suất dự án khoảng 40 MWp và dự án điện sinh khối từ đốt rác với công suất hệ thống 1.5MWh).

Đáng chú ý, trong hoạt động điện năng lượng mặt trời, Gia Định Group từng thực hiện nhiều dự án lơn như: dự án điện mặt trời tại cụm nhà máy Tân Uyên – Bình Dương (15 MW), dự án điện mặt trời tại cụm nhà máy QL13, Hiệp Bình Phước – Thủ Đức (5MW), dự án điện mặt trời tại cụm nhà máy An Phú – Bình Dương (12MW), dự án điện gió Bạc Liêu (50MW).

Cùng với đó, Gia Định Group cũng là đơn vị lắp đặt dự án điện mặt trời áp mái cho nhiều đối tác tại các dự án như: dự án điện mặt trời tại Sóng Thần 3 (4MW), dự án điện mặt trời tại Kiên Giang (4MW), dự án điện mặt trời tại An Giang (2MW),…

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, kể từ năm 2015, Gia Định Group đã triển khai mô hình trồng cao su lấy gỗ và mủ tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương với diện tích 115ha. Trong tầm nhìn từ nay đến năm 2050, Gia Định Group triển khai mô hình nông nghiệp cao Lạng Sơn với diện tích 15ha.

Gia Định Group còn nổi danh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp cho thuê

Bức tranh tài chính Gia Định Group

Theo dữ liệu của VietnamFinance, giai đoạn 2020 – 2022, Gia Định Group ghi nhận doanh thu thuần tăng giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2020 doanh thu thuần đạt hơn 210,4 tỷ đồng, sang năm 2021 doanh thu tăng gần 20% lên mức hơn 262,6 tỷ đồng.

Bước sang năm 2022, doanh thu thuần của công ty bất ngờ quay đầu giảm về mức hơn 253,7 tỷ đồng, giảm gần 9 tỷ đồng, tương đương giảm gần 3,4% so với năm trước đó.

Lợi nhuận gộp của Gia Định Group trong giai đoạn 2020 – 2022 có chiều hướng tăng trưởng theo chiều mũi tên. Cụ thể, năm 2020 công ty đạt lợi nhuận gộp hơn 24,5 tỷ đồng; năm 2021 tăng gấp 2,3 lần năm trước đó lên hơn 56,2 tỷ đồng.

Đà tăng trưởng tiếp tục duy trì trong năm 2022 khi ghi nhận hơn 57,8 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,7% so với năm trước đó.

Kế thúc năm 2020, Gia Định Group ghi nhận khoản lãi sau thuế gần 1,4 tỷ đồng; năm 2021 công ty có lợi nhuận sau thuế bất ngờ tăng tới 93,5% so với năm trước đó lên hơn 21,3 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2022 đạt hơn 23,7 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm trước đó.

Trong giai đoạn 2020 – 2022, tổng tài sản của Gia Định Group liên tục gia tăng theo từng năm. Cụ thể, năm 2020 là 440,7 tỷ đồng; năm 2021 tăng lên 674,1 tỷ đồng (tăng 53% so với năm trước đó).

Bước sang năm 2022, tổng tài sản của công ty tiếp tục tăng lên 738,2 tỷ đồng, tăng hơn 64 tỷ đồng so với năm 2021. Như vậy, sau 3 năm tổng tài sản của Gia Định Group đã tăng gấp 1,7 lần.

Dữ liệu của VietnamFinance còn thể hiện, chiếm chủ yếu trong tổng tài sản của công ty là tài sản dài hạn. Theo đó, giai đoạn 2020 – 2022 con số này tương ứng lần lượt là: 397,7 tỷ đồng; 647 tỷ đồng và 678,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, tài sản ngắn hạn tương ứng lần lượt là: 43 tỷ đồng; 27,2 tỷ đồng và 59,6 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2020 – 2022, Tổng nợ phải trả của Gia Định Group có nhiều biến động qua từng năm. Cụ thể, năm 2020 nợ phải trả của công ty ghi nhận 253,7 tỷ đồng; năm 2021 giảm nhẹ về mức hơn 215,8 tỷ đồng và năm 2022 lại tăng lên 255,5 tỷ đồng (tăng gần 40 tỷ đồng, tương đương mức tăng gần 18,4% so với năm 2021).

Vốn chủ sở hữu của Gia Định Group trong giai đoạn 2020 – 2022 liên tục gia tăng. Từ mức 187 tỷ đồng năm 2020, tăng lên 458,3 tỷ đồng vào năm 2021 và tiếp tục tăng lên tới 482,7 tỷ đồng vào năm 2022. Như vậy, sau 3 năm vốn chủ sở hữu của công ty tăng gấp gần 2,6 lần.

Tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Gia Định Group trong năm 2020 là gấp 1,4 lần. Trong khi đó, hai năm 2021 và 2022 con số này là gấp 0,5 lần.

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

Ngân hàng
(VNF) - Ông Đỗ Minh Phú không nắm trực tiếp trên 1% vốn của TPBank nhưng người nhà và doanh nghiệp có liên quan lại nắm lượng lớn cổ phần tại nhà băng này.
Cùng chuyên mục
Cuộc đua bán dẫn: Việt Nam trước cơ hội ngàn năm có một

Cuộc đua bán dẫn: Việt Nam trước cơ hội ngàn năm có một

(VNF) -Việt Nam đang đứng trước cơ hội "nghìn năm có một" để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, để cơ hội thành hiện thực Việt Nam cần phải vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Kepple bán vốn tại 2 dự án ở TP. HCM, dự thu hơn 8.500 tỷ đồng

Kepple bán vốn tại 2 dự án ở TP. HCM, dự thu hơn 8.500 tỷ đồng

(VNF) - Keppel cho biết sẽ bán một phần vốn tại 2 dự án là Saigon Sports City và Saigon Centre giai đoạn 3.

Keppel Land bán 70% vốn dự án 500 triệu USD tại TP.HCM

Keppel Land bán 70% vốn dự án 500 triệu USD tại TP.HCM

(VNF) - Keppel Land - Tập đoàn đa quốc gia hàng đầu Singapore thông báo thoái 70% vốn tại dự án Saigon Sports City - TP.HCM.

VictoryCons: Tổng thầu dự án 10.000 tỷ bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 100 triệu

VictoryCons: Tổng thầu dự án 10.000 tỷ bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 100 triệu

(VNF) - Công ty cổ phần VictoryCons (VictoryCons) là nhà thầu thi công dự án Khu đô thị Regal Ocean Quảng Bình vừa bị Cục thuế tỉnh Quảng Bình cưỡng chế tài khoản vì nợ tiền thuế.

Lo ‘lợi ích nhóm’, DN xăng dầu ký đơn kiến nghị lên Thủ tướng

Lo ‘lợi ích nhóm’, DN xăng dầu ký đơn kiến nghị lên Thủ tướng

(VNF) - DN bán lẻ xăng dầu phản ánh loạt bất cập trong kinh doanh xăng dầu và cho rằng những quy định được Bộ Công Thương đề xuất trong dự thảo Nghị định có sự phân biệt đối xử giữa các DN, tạo lợi thế kinh doanh cho các DN lớn có vị thế độc quyền, hình thành "lợi ích nhóm”…

Lần đầu tiên trong lịch sử, bán rau quả 1 tháng thu về 1,2 tỷ USD

Lần đầu tiên trong lịch sử, bán rau quả 1 tháng thu về 1,2 tỷ USD

(VNF) - Xuất khẩu rau quả vẫn tiếp đà tăng trưởng, khi thu về gần 1,2 tỷ USD chỉ trong 1 tháng. Kim ngạch xuất khẩu thế mạnh này trong 9 tháng đạt gần 5,9 tỷ USD, xô đổ kỷ lục lịch sử 5,6 tỷ USD của cả năm 2023.

Xây dựng 909: Nhà thầu nghìn tỷ, chậm đóng BHXH hơn 7,5 tỷ đồng

Xây dựng 909: Nhà thầu nghìn tỷ, chậm đóng BHXH hơn 7,5 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Xây dựng 909 được biết đến là nhà thầu lớn trong lĩnh vực sửa chữa, quản lý, bảo trì thường xuyên các công trình giao thông trên phạm vi cả nước. Mới đây, doanh nghiệp này bị Bảo hiểm Xã hội TP Hà Nội bêu tên do nợ số tiền BHXH hơn 7,5 tỷ đồng.

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức chậm trả hơn 4.500 tỷ đồng trái phiếu

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức chậm trả hơn 4.500 tỷ đồng trái phiếu

(VNF) - Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) tiếp tục chậm trả gốc, lãi trái phiếu tới hơn 4.500 tỷ đồng do chưa thu đủ nguồn tiền từ khoản nợ và chưa thanh lý được một số tài sản không sinh lợi.

Điều tra quan chức UB Kiểm tra TW, sếp bà 'mập mờ' với 58 người bị bỏ tù

Điều tra quan chức UB Kiểm tra TW, sếp bà 'mập mờ' với 58 người bị bỏ tù

(VNF) - Chỉ trong 9 tháng, số cán bộ cấp cao bị điều tra vì tham nhũng tại Trung Quốc đã gần bằng tổng số bị điều tra trong cả năm ngoái. Những nhân vật mới nhất bị điều tra có cả thanh tra trong uỷ ban chống tham nhũng và một nữ thống đốc.