Gia tăng nguy cơ tấn công mạng trong lĩnh vực tài chính phi tập trung
PV -
17/08/2021 08:06 (GMT+7)
Ước tính các nền tảng DeFi đang xử lý lượng tiền điện tử trị giá hơn 80 tỷ USD, cho phép người dùng vay, cho vay và tiết kiệm dưới hình thức tiền điện tử mà không cần qua bên trung gian.
Ảnh minh họa. (Nguồn: gadgets.ndtv.com)
Trong gần 13 năm tiền điện tử tồn tại, các sàn giao dịch tài chính tập trung (CeFi - hoạt động như một bên trung gian giữa người mua và bán tiền điện tử) là tâm điểm của những vụ đánh cắp lượng lớn tiền điện tử.
Giờ đây, nguy cơ tấn công mạng lớn hơn lại nảy nở trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi - giao dịch tiền điện tử trực tiếp giữa người dùng mà không cần qua bên trung gian).
Một trong những minh chứng điển hình của nguy cơ này là vụ Poly Network bị tấn công tuần trước khiến khoản tiền điện tử trị giá 610 triệu USD “bốc hơi.”
Vài ngày sau vụ tấn công lịch sử, nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) này thông báo các tin tặc hoặc tin tặc “mũ trắng” đã trả lại gần như toàn bộ số tiền điện tử đã đánh cắp.
Các cuộc phỏng vấn chuyên gia phân tích, luật sư và lãnh đạo trong ngành cho thấy cái kết trong câu chuyện của Poly Network là hiếm hoi trong bối cảnh rủi ro nổi lên nhanh chóng trong lĩnh vực giao dịch tiền điện tử đang nở rộ này.
Ước tính, các nền tảng DeFi đang xử lý lượng tiền điện tử trị giá hơn 80 tỷ USD, cao hơn so với 6 tỷ USD thời điểm một năm trước.
Các trang DeFi cho phép người dùng vay, cho vay và tiết kiệm thường dưới hình thức tiền điện tử, trong khi “qua mặt” các bên giám sát tài chính truyền thống như ngân hàng và sàn giao dịch.
Những người ủng hộ DeFi nói rằng công nghệ này giúp người dùng tiếp cận với dịch vụ tài chính hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, vụ tấn công Poly Network - nền tảng ít được biết đến trước đó - cho thấy sơ hở, thiếu sót của các trang DeFi mà tội phạm có thể lợi dụng.
Các tin tặc có thể khai thác các lỗ hổng bảo mật trong mã nguồn mở mà các nền tảng này sử dụng. Trong khi đó, các nạn nhân thường ít hoặc không thể trông cậy vào các quy định pháp lý còn chưa thống nhất về vấn đề này.
Giới chuyên gia DeFi cho biết rủi ro an ninh có xu hướng nằm ở những trang mới lập với mã nguồn mở kém bảo mật hơn.
Tuần trước, công ty phân tích tiền điện tử CipherTrace cho biết trong giai đoạn từ tháng 1-7/2021, các vụ tấn công mạng và gian lận tiền điện tử đã làm thất thoát khoảng 474 triệu USD.
Báo cáo của công ty này nhấn mạnh: "Mặc dù con số này có vẻ là nhỏ so với những năm trước, nhưng điều này cho thấy một xu hướng mới đáng báo động, đó là các vụ tin tặc liên quan DeFi hiện chiếm tới 60% số lượng cũng như giá trị thiệt hại từ các vụ tấn công mạng.”
Theo Cipher Trace, ở thời điểm trước năm 2019, các vụ tin tặc liên quan DeFi hầu như không tồn tại.
Trong khi các trang DeFi chưa chứng tỏ được khả năng quản lý chặt chẽ hệ thống giao dịch của mình, giới phân tích cho rằng nhà chức trách cần siết chặt các quy định quản lý đối với các nền tảng này.
Trong bài phát biểu mới đây, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) Gary Gensler cảnh báo sẽ áp dụng lập trường cứng rắn đối với các nền tảng DeFi. Ông cho biết những nền tảng này có thể được đưa vào quản lý theo luật chứng khoán Mỹ, đồng thời kêu gọi Quốc hội soạn thảo luật phù hợp nhằm kiểm soát DeFi và hoạt động giao dịch tiền điện tử.
Thực tế, trong tháng Tám này, SEC đã có hành động thực thi pháp luật đầu tiên đối với một công ty sử dụng công nghệ DeFi bị cáo buộc phát hành chứng khoán chưa đăng ký và lừa đảo các nhà đầu tư.
Tương tự, Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) của Mỹ cũng cảnh báo sẽ siết chặt kiểm soát các nền tảng DeFi.
Trước đó, các sàn giao dịch tập trung là mục tiêu chính của các vụ tấn công mạng. Chẳng hạn, sàn giao dịch Mt.Gox có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản đã bị đánh sập năm 2014 sau khi mất số tiền bitcoin tương đương 500 triệu USD.
Sự sụp đổ của Mt. Gox khi đó được coi là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tài chính bitcoin. Nhưng đến năm 2018, sàn giao dịch Coincheck cũng có trụ sở tại Tokyo, mất số tiền điện tử trị giá 530 triệu USD, vượt qua cả giá trị bitcoin biến mất khỏi sàn Mt.Gox.
Kể từ đó, nhiều sàn giao dịch khác tăng cường bảo mật nên các vụ tấn công mạng quy mô lớn như vậy hiếm khi xảy ra.
(VNF) - Dưới áp lực gia tăng từ Trung Quốc, tập đoàn CK Hutchison của tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành sẽ không ký thỏa thuận bán hai cảng biển ở Kênh đào Panama cho một nhóm do công ty Mỹ BlackRock đứng đầu vào tuần tới, hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay.
(VNF) - Phát hiện ra hai mỏ vàng với tổng trữ lượng lên tới 2.000 tấn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
(VNF) - Một trận động đất mạnh đã xảy ra ở miền trung Myanmar vào ngày 28/3, với tầm ảnh hưởng có thể được cảm nhận ở cả Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất thảo luận về việc thành lập một chính phủ lâm thời tại Ukraine, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và một số quốc gia.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ "dùng mọi cách" để giành quyền kiểm soát Greenland, trước chuyến thăm dự kiến tới hòn đảo Bắc Cực này của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance. Chuyến thăm này đã vấp phải sự chỉ trích từ Greenland và Đan Mạch.
(VNF) - Liên minh châu Âu đang khuyến cáo 450 triệu công dân của mình chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng tiềm tàng bằng cách dự trữ các nhu yếu phẩm thiết yếu như thực phẩm và nước đủ dùng trong tối thiểu 72 giờ.
(VNF) - Chính quyền Hàn Quốc cho biết hơn 200.000 trẻ em Hàn Quốc đã được nhận làm con nuôi ở nước ngoài kể từ những năm 1950, khi đất nước này đang tái thiết sau sự tàn phá của Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên, tạo ra một “ngành công nghiệp” nhận con nuôi khổng lồ và béo bở.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã công bố mức thuế 25% đối với tất cả ô tô được vận chuyển vào Mỹ, một động thái leo thang đáng kể trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
(VNF) - Lo ngại phải lệ thuộc vào các nguyên liệu thô của Trung Quốc như đã từng lệ thuộc vào năng lượng Nga, Liên minh châu Âu (EU) đang tích cực triển khai các dự án khai thác và chế biến khoáng sản quan trọng.
(VNF) - Vé xem bóng đá, điện thoại thông minh và hàng nghìn euro đang là tâm điểm của cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Tập đoàn này đang bị cáo buộc hối lộ các nhân viên quốc hội châu Âu để thúc đẩy lợi ích của mình.
(VNF) - Ngày 26/3, chuỗi trà sữa Chagee của Trung Quốc đã nộp bản cáo bạch lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) lần đầu tiên, dự định niêm yết trên sàn Nasdaq.
(VNF) - Mỹ ngày 25/3 đã thêm hàng chục công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen xuất khẩu trong nỗ lực đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm tăng cường hạn chế khả năng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán tiên tiến của Bắc Kinh.
(VNF) - Với gần 30 năm hoạt động, VSIP đã thu hút hàng nghìn nhà đầu tư quốc tế và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm và nâng cao chất lượng hạ tầng cho các khu vực.
(VNF) Ít nhất 18 người đã thiệt mạng khi nhiều vụ cháy rừng hoành hành khắp khu vực đông nam Hàn Quốc. Hàng nghìn lính cứu hỏa đã được triển khai nhằm nỗ lực dập tắt một trong những vụ cháy rừng tồi tệ nhất của đất nước trong nhiều thập kỷ.
(VNF) - CEO BYD Wang Chuanfu khẳng định "BYD đã trở thành công ty dẫn đầu ngành trong mọi lĩnh vực, từ pin, thiết bị điện tử đến xe năng lượng mới, phá vỡ sự thống trị của các thương hiệu nước ngoài và định hình lại bối cảnh mới của thị trường toàn cầu".
(VNF) - Nga ngày 25/3 cho biết họ sẵn sàng đạt được một thỏa thuận mới về an toàn vận chuyển ở Biển Đen, một bước đệm có thể hướng tới lệnh ngừng bắn với Ukraine, nhưng chỉ khi Mỹ "ra lệnh" cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tôn trọng thỏa thuận này.
(VNF) - Trong khi mọi sự chú ý đều đang đổ dồn vào giá vàng - đã tăng gần 15% từ đầu năm tới nay, thì giá đồng cũng đang tăng "phi mã" trước lo ngại về cuộc chiến thuế quan.
(VNF) - Công ty của tỷ phú Mỹ Elon Musk hiện không chỉ thua trong cuộc chiến doanh số mà còn thua cả sự thống trị về công nghệ. Đột phá mới về pin của BYD khiến hãng này không chỉ cạnh tranh với Tesla mà còn với sự thống trị kéo dài hàng thập kỷ của các loại xe động cơ đốt trong.
(VNF) - Tập đoàn Hyundai có trụ sở tại Hàn Quốc ngày 24/3 đã công bố khoản đầu tư 20 tỷ USD vào hoạt động sản xuất tại Mỹ, bao gồm một nhà máy thép trị giá 5 tỷ USD tại Louisiana.
(VNF) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã ký lệnh thực hiện các quy tắc mới nhằm tăng cường các biện pháp đối phó của Trung Quốc đối với các lệnh trừng phạt của nước ngoài, chính phủ Trung Quốc ra thông báo ngày 24/3.
(VNF) - Bộ trưởng ngoại giao Bỉ Maxime Prévot cho biết việc nhắm mục tiêu vào Big Tech có thể là một trong những lựa chọn của Liên minh châu Âu (EU) để đáp trả các đòn thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
(VNF) - Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC), nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Trung Quốc, đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm tăng năng lực sản xuất C919 lên 75 máy bay mỗi năm, củng cố đáng kể vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu.
(VNF) - Trung Quốc cho biết họ đã sẵn sàng cho mọi "cú sốc bất ngờ" trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế quan cao hơn lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
(VNF) - Quyết định được chờ đợi nhất tuần qua thuộc về Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, với việc giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức 4,25%-4,5% để chờ thêm tín hiệu từ nền kinh tế. Giá vàng tiếp tục tăng nóng cũng trở thành điểm đáng chú ý trong tuần.
(VNF) - Khi được hỏi bà có suy nghĩ gì trước việc tỷ phú Bill Gates cho rằng ly hôn là "sai lầm mà ông hối hận nhất", bà Melinda - vợ cũ của Bill Gates, thẳng thắn chia sẻ rằng đối với bà, cuộc hôn nhân tan vỡ là "một nỗi đau lớn".
(VNF) - Dưới áp lực gia tăng từ Trung Quốc, tập đoàn CK Hutchison của tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành sẽ không ký thỏa thuận bán hai cảng biển ở Kênh đào Panama cho một nhóm do công ty Mỹ BlackRock đứng đầu vào tuần tới, hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay.
(VNF) - Cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên, nối 2 địa phương sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 27/3 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Quảng Nam và Đà Nẵng.