'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Đóng góp vào GDP của lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 34.336 triệu USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022.
Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm 2021 và đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Số doanh nghiệp công nghệ số đang thực sự hoạt động 44.000 doanh nghiệp.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử vượt ngưỡng 100 tỷ USD; xuất siêu hơn 26 tỷ USD (trong khi năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD). Khoảng 60% số doanh nghiệp đang làm gia công đã chuyển trọng tâm từ gia công từng công đoạn có giá trị thấp sang làm toàn bộ giải pháp, sản phẩm mang lại giá trị cao.
Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang đứng trước thời cơ rất lớn cả trong nước và quốc tế. Với trong nước, hơn 2 năm qua, chương trình chuyển đổi số quốc gia đã và đang nhận được sự quan tâm và vào cuộc rất lớn của các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước.
Cú hích của đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai nhanh chóng, mạnh mẽ tại tất cả các cơ quan quản lý và các ngành kinh tế từ trung ương đến địa phương.
Bên cạnh đó, sự dịch chuyển của các ông lớn trong ngành sản xuất trên thế giới đầu tư vào Việt Nam cũng mở ra các cơ hội hợp tác, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin rất lớn cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt.
Với thị trường quốc tế, tác động của chiến tranh giữa Nga và Ukraina khiến nhu cầu tìm kiếm đối tác cung cấp dịch vụ của các quốc gia châu Âu cũng tăng lên rõ rệt. Cùng với đó, nhu cầu từ thị trường các nước trong khu vực cũng đang gia tăng nhanh chóng do sự thiếu hụt về nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Để nắm bắt được các cơ hội rất lớn này, việc xây dựng uy tín, thương hiệu, khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, ứng dụng đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp các doanh nghiệp mở rộng thị phần, duy trì tốc độ phát triển và có cơ hội vươn lên tăng tốc phát triển đột phá.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng nhận định năm 2023 là một năm khó khăn với nền kinh tế thế giới. Ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin cũng sẽ bị tác động ảnh hưởng lớn khi các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cắt giảm đầu tư.
Chia sẻ về giải pháp để duy trì và giữ nhịp tăng trưởng tại hội thảo "Doanh nghiệp CNTT - Duy trì nhịp độ tăng trưởng", ông Lê Hồng Quang, Phó tổng giám đốc thường trực Công ty Cổ phần MISA đánh giá môi trường kinh doanh đã thay đổi rất nhiều. Sự cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh sản phẩm, sang cạnh tranh về dịch vụ và giờ là cạnh tranh về trải nghiệm.
Do đó, ông Quang cho rằng các doanh nghiệp công nghệ bên cạnh việc phát triển những giải pháp, cần tập trung vào thiết kế được trải nghiệm khách hàng trên môi trường số, xây dựng đội ngũ nhân sự kinh doanh – biến toàn bộ đội ngũ kinh doanh thành các chuyên gia chuyển đổi số và một điều quan trọng là chuyển đổi số nội tại doanh nghiệp.
Để duy trì tăng trưởng, ông Hoàng Trung Thiên Vương, đồng sáng lập kiêm giám đốc marketing Base.vn thì cho rằng trong giai đoạn thị trường sôi nổi, chiến lược các doanh nghiệp là tăng trưởng dựa vào tìm kiếm khách hàng mới.
Tuy nhiên theo ông Vương, trong bối cảnh thị trường khó khăn, phòng thủ hơn là mạo hiểm thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần có sự điều chỉnh chiến lược, tập trung nhiều hơn vào tập khách hàng hiện tại và tối ưu chi phí hoạt động vận hành, hạn chế rủi ro là ưu tiên trong việc tìm kiếm khách hàng mới.
Cũng theo ông Vương, trong giai đoạn tối ưu, doanh nghiệp cần tập trung tối ưu quản trị theo 4 chỉ số: tổng doanh thu một công ty tạo ra hàng tháng từ người dùng; tỷ lệ khách hàng rời bỏ; tổng giá trị mong đợi từ khách hàng trong suốt quá trình sử dụng và quản trị chi phí tiếp cận khách hàng.
Ngoài ra, một vấn đề sống còn với các nhà cung cấp dịch vụ ngay cả khi thị trường đang tăng trưởng nóng cũng như trong giai đoạn khó khăn chính là việc giảm tỷ lệ khách hàng rời bỏ. Muốn vậy, doanh nghiệp phải chú trọng phân khúc khách hàng, tối ưu luồng chăm sóc khách hàng.
"Các doanh nghiệp cần xác định các chỉ số cần cải thiện và đưa ra hành động để giải quyết tốt nhất, từ đó đo lượng đánh giá quá trình thực hiện. Đồng thời không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhất là trong bối cảnh hiện nay", ông Vương nói.
Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VINASA, bên cạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ mới, các doanh nghiệp công nghệ thông tin cũng cần tập trung vào việc truyền thông, marketing và xây dựng uy tín, thương hiệu giúp khách hàng tin tưởng, sử dụng.
Trong khuôn khổ hội thảo, VINASA cũng phát động giải thưởng Sao Khuê 2023 và chính thức nhận hồ sơ đến hết ngày 13/3/2023, nhằm lựa chọn và vinh danh các nền tảng, dịch vụ, sản phẩm, giải pháp số trong 6 nhóm. Giải thưởng Sao Khuê 2023 có một số điểm mới với việc bổ sung thêm 1 số lĩnh vực các sản phẩm, ứng dụng, giải pháp dành cho công dân số, doanh nghiệp/tổ chức số và cho ô tô. Một số lĩnh vực cũng được thay đổi tên gọi cho phù hợp hơn với thực tế như: tài chính số, ngân hàng số, thanh toán số. Lễ công bố và trao gải thưởng Sao Khuê 2023 dự kiến sẽ được tổ chức ngày 28/4 tại Hà Nội. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.