Giảm phát thải: Con đường nâng tầm cà phê Việt

Tiểu Vy - Thứ sáu, 25/04/2025 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Cà phê được ví là "cây tỷ đô" khi mỗi năm mang về doanh thu hàng tỷ đô la cho Việt Nam nhưng để phát triển bền vững “hạt ngọc đen” là câu hỏi đau đáu của nông dân. Trước yêu cầu từ EU, chuyên gia cho rằng cần thúc đẩy cà phê xanh, bền vững, truy xuất nguồn gốc và liên kết chuỗi giá trị.

Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê. Riêng cà phê Robusta, nước ta dẫn đầu thế giới. Kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng mạnh, đạt gần 4,2 tỷ USD trong năm 2023. Năm nay, xuất khẩu cà phê được kỳ vọng thu về 5 tỷ USD - mức kỷ lục lịch sử.

Thế nhưng, ngành cà phê đứng trước nhiều thách thức, nhất là vấn đề môi trường. Theo tính toán của các nhà khoa học, để sản xuất ra một tấn cà phê sẽ phát thải ra môi trường trên 3 tấn carbon. Do đó, cà phê phát thải thấp, hay nói chính xác là giảm phát thải khí carbon trong sản xuất cà phê, được các chuỗi cà phê lớn trên thế giới cam kết, ưu tiên hướng tới.

TS. Phan Việt Hà Phó Viện trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.

Xung quanh vấn đề này, Đầu tư Tài chính có cuộc trao đổi với TS. Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên.

Ông đánh giá thế nào về thực trạng sản xuất cà phê tại Tây Nguyên hiện nay?

TS. Phan Việt Hà: Hiện nay diện tích trồng cà phê của Việt Nam đạt 710.000 ha, trong đó riêng riêng Tây Nguyên chiếm phần lớn là trên 670.000 ha. Năng suất cà phê tại đây trung bình đạt hơn 3 tấn/hecta, đặc biệt hai tỉnh Gia Lai và Lâm Đồng có năng suất cao hơn lên đến 3,2 - 3,3 tấn/hecta. Người sản xuất đã cơ bản tiếp cận và áp dụng khá tốt tất cả những tiến bộ kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cà phê

Tuy nhiên, hạn chế lớn và cũng là thách thức mà cà phê Tây Nguyên đang phải đối mặt đó là chất lượng cà phê chưa cao và không đồng đều để tạo nên thương hiệu ổn định. Hiện ngành nông nghiệp đang định hướng phát triển cà phê theo hướng xanh và bền vững. Trong đó, sẽ xây dựng vùng nguyên liệu cà phê tập trung, có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc liên kết theo chuỗi giá trị.

Quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR) yêu cầu không được mở rộng diện tích trồng cà phê trên đất rừng có tác động tới ngành này thế nào thưa ông?

TS. Phan Việt Hà: Từ cuối năm 2024, châu Âu áp dụng quy định EUDR, yêu cầu truy xuất nguồn gốc và cấm nhập khẩu cà phê từ diện tích phá rừng. Hiện nay, diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên đã cơ bản ổn định, tập trung trên những vùng đất phù hợp nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cà phê tăng đột biến gấp 3-4 lần trong giai đoạn 2024-2025, nếu không kiểm soát tốt, sẽ xuất hiện nguy cơ nông dân mở rộng diện tích trồng mới trên đất rừng, đặc biệt tại Lâm Đồng. Đây là mối đe dọa lớn đối với ngành cà phê Tây Nguyên, vì nếu vi phạm EUDR, việc xuất khẩu cà phê sang châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo tôi, khi EUDR chính thức có hiệu lực, nhiều quốc gia sản xuất cà phê sẽ gặp khó khăn hơn Việt Nam. Lý do là diện tích trồng cà phê của Việt Nam đã phát triển tối đa, đạt sản lượng khoảng 2 triệu tấn mỗi năm. Trong khi đó, các nước cạnh tranh như Indonesia hay nhiều quốc gia châu Phi buộc phải mở rộng vùng trồng bằng cách xâm lấn đất rừng - điều mà EUDR nghiêm cấm. Đây là lợi thế lớn giúp Việt Nam duy trì và phát triển sản xuất bền vững, đồng thời nâng cao vị thế trên thị trường xuất khẩu cà phê toàn cầu.

Với yêu cầu này của EUDR, mô hình trồng cà phê xanh, giảm phát thải sẽ là xu hướng trong thời gian tới. Hiện các mô hình này tại Tây Nguyên đang được triển khai ra sao thưa ông?

TS. Phan Việt Hà: Hiện tại Tây Nguyên, nhiều chương trình của Nhà nước và các tổ chức quốc tế đang hỗ trợ người trồng cà phê xây dựng mô hình phát triển bền vững, hướng tới sản xuất xanh và giảm phát thải. Nổi bật là các mô hình phát triển cà phê theo cách tiếp cận cảnh quan đang triển khai tại một số huyện của Đắk Lắk và Lâm Đồng… áp dụng nguyên tắc nông lâm kết hợp, nông nghiệp tuần hoàn, với sự tham gia của chính quyền địa phương, tổ chức phát triển và các doanh nghiệp thu mua, rang xay trong nước và quốc tế.

Mô hình này cân bằng giữa sản xuất theo nguyên tắc nông nghiệp chính xác và bảo tồn, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững tại Việt Nam. Ngoài ra, các mô hình nông nghiệp hữu cơ và quản lý cây trồng tổng hợp từ các dự án khuyến nông cũng là hướng đi tiềm năng để mở rộng sản xuất xanh và giảm phát thải trong ngành cà phê.

Gần đây, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Tây Nguyên đã xây dựng một quy trình sản xuất mới theo đặt hàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), giúp tiết kiệm chi phí và giảm vật tư đầu vào.

Quy trình này đang được các cơ quan khuyến cáo áp dụng rộng rãi thông qua các tổ chức sản xuất như hợp tác xã, nhóm hợp tác xã, và được các doanh nghiệp thu mua hưởng ứng nhằm áp dụng cho vùng nguyên liệu của họ.

Việc triển khai các mô hình cà phê bền vững ở Tây Nguyên đối diện với những thức thức nào thưa ông?

TS. Phan Việt Hà: Thực tế, khu vực Tây Nguyên đã có định hướng rõ ràng về sử dụng đất. Theo quy hoạch, diện tích trồng cà phê nên giữ ở mức 600.000 ha, có thể điều chỉnh lên khoảng 650.000 ha nếu cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng cà phê đã vượt quá con số này, chủ yếu do người nông dân thường chạy theo biến động giá nông sản.

Cà phê là cây trồng chủ lực, mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, khi giá của các nông sản khác, như sầu riêng, tăng cao, nông dân có xu hướng chuyển đổi cây trồng để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Mặc dù sầu riêng mang lại thu nhập hấp dẫn, nhưng đi kèm với đó là rủi ro lớn hơn, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của ngành cà phê. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý hai yếu tố quan trọng là quy hoạch và giá cả thị trường.

Theo ông, đâu là giải pháp để nhân rộng các mô hình cà phê bền vững tại Tây Nguyên?

TS. Phan Việt Hà: Để nhân rộng các mô hình cà phê bền vững, cần mở rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo sản phẩm được bán đúng với giá trị thực. Nông dân không chỉ bán cà phê có chứng nhận mà còn tiêu thụ thêm các sản phẩm phụ như trái cây, gỗ hoặc tín chỉ carbon.

Đồng thời, cần có chương trình khuyến nông phù hợp nhằm chứng minh hiệu quả của mô hình và thay đổi nhận thức người dân về sản xuất bền vững lâu dài. Quan trọng hơn, cần sự tham gia chủ động và cam kết lâu dài của tất cả các bên trong chuỗi giá trị cà phê bền vững. Trong đó, chính quyền giữ vai trò điều phối và kết nối, doanh nghiệp làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với hợp tác xã và liên kết hợp tác xã.

Hiện nay, Việt Nam chủ yếu sản xuất cà phê thô nên giá trị kinh tế còn thấp. Vì vậy, cần đẩy mạnh chế biến sâu và phát triển theo hướng xanh để nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm.

Tháng 3 bùng nổ: Doanh nghiệp Việt thu về 1,16 tỷ USD nhờ giá cà phê tăng vọt

Tháng 3 bùng nổ: Doanh nghiệp Việt thu về 1,16 tỷ USD nhờ giá cà phê tăng vọt

(VNF) - Giá tăng cà phê cao "chót vót" giúp doanh nghiệp Việt thu về ngay 1,16 tỷ USD trong tháng 3. Đây là con số cao kỷ lục mà ngành hàng này ghi nhận.

Giá cà phê Việt Nam lập đỉnh lịch sử, 2 tháng thu về 1,58 tỷ USD

Giá cà phê Việt Nam lập đỉnh lịch sử, 2 tháng thu về 1,58 tỷ USD

(VNF) - Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất dù sản lượng bán ra giảm mạnh. Trong 2 tháng năm 2025, thế mạnh này của Việt Nam đem về 1,58 tỷ USD.

Xuất khẩu cà phê 2025: Đạt 7 tỷ USD, xô đổ kỷ lục lịch sử

Xuất khẩu cà phê 2025: Đạt 7 tỷ USD, xô đổ kỷ lục lịch sử

(VNF) - Trong bối cảnh giá cà phê liên tục tăng cao, nhiều người trong ngành dự đoán kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể vượt mốc 6 tỷ USD, thậm chí đạt 7 tỷ USD.

Ý kiến ( )
Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.

Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh

Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh

(VNF) - Để các khu công nghiệp (KCN) thực sự "xanh" và hội nhập vào nền kinh tế xanh, cần gỡ nút thắt và thúc đẩy mạnh mẽ dòng tín dụng xanh.

Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

(VNF) - Việt Nam đang theo đuổi lộ trình năng lượng tái tạo đầy tham vọng, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Chuyên gia cho rằng những biến động từ căng thẳng thương mại toàn cầu có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước.

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu

(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.

Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?

Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?

(VNF) - Theo kế hoạch, từ năm 2027, xe máy tại TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ bắt đầu phải kiểm định khí thải, mở đầu cho giai đoạn siết chặt kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí đô thị.

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát

(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.

Hà Nội, TP. HCM thắt chặt tiêu chuẩn khí thải ô tô từ năm 2026?

Hà Nội, TP. HCM thắt chặt tiêu chuẩn khí thải ô tô từ năm 2026?

(VNF) - Dự thảo quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ô tô đang lưu hành tại Việt Nam đề xuất thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông, đặc biệt tập trung vào các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.