Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Nếu dịch kéo dài, triển vọng kinh doanh là cực kỳ khó khăn, thậm chí đe dọa đến sự tồn tại của các hãng hàng không hiện tại.
Giữa tâm bão dịch Covid-19, Vietstar lại kiến nghị lập hãng bay
Trước đó vào năm 2017, Vietstar Air từng gửi hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hàng không, trong đó nhắc đến thị trường mục tiêu mà hãng nhắm đến là trục nội địa Bắc Nam, khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á.
Trong hồ sơ xin phép, Vietstar khẳng định là hãng hàng không vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng đầu tiên tại Việt Nam.
Lãnh đạo Vietstar cho biết: “Thời gian gần đây, Chính phủ đang xem xét việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho những công ty mới như Kite Air, Vietravel Airlines. Vì thế, chúng tôi nhấn mạnh việc khẩn thiết kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar Air”.
Cũng theo lãnh đạo của Vietstar, hồ sơ đã được Bộ Giao thông vận tải thẩm định và được Chính phủ lấy ý kiến đầy đủ của các bộ ngành liên quan và được trình từ nhiều năm nay.
Trong khi đó, Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án vận tải hàng không và cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar sẽ được xem xét sau khi hoàn thành việc xây dựng thêm nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay theo đúng phương án điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TP.HCM được Thủ tướng phê duyệt.
Liên quan đến văn bản tái kiến nghị thành lập hãng bay của Vietstar Air, phía Bộ Giao thông vận tải cho biết vẫn chưa chính thức nhận được văn bản tiếp tục đề nghị duyệt cấp giấy kinh doanh vận chuyển hàng không của Vietstar Air.
“Khi nhận được văn bản chính thức, Bộ sẽ tiến hành xem xét, nghiên cứu và trình Thủ tướng phê duyệt”, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho hay.
Cục Hàng không Việt Nam cũng khẳng định, nếu muốn thành lập hãng bay thì Vietstar Air phải thực hiện đủ các thủ tục theo quy định mà các hãng hàng không khác đã trải qua.
Cụ thể, để được cấp giấy phép, Vietstar Air sẽ phải nộp đề xuất dự án vận tải hàng không tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp này đăng ký kinh doanh. Nếu Sở này đồng thuận sẽ tiếp tục đưa lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thẩm định trước khi trình Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư dự án.
Sau đó, Vietstar Air sẽ tiếp tục phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không tới Cục Hàng không Việt Nam. Bộ GTVT sẽ là cơ quan ra quyết định cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đáp ứng các điều kiện về vốn; phương án đảm bảo có tàu bay khai thác tổ chức bộ máy; phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định.
Xem thêm: Các hãng bay mới ở Việt Nam mất bao lâu để cất cánh?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.