Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tổng giám đốc Phạm Trịnh Phương cũng chia sẻ, dự án nhà ga lưỡng dụng được đơn vị bỏ nhiều tâm huyết đầu tư xây dựng trong suốt 10 năm qua. Cụ thể, từ ngày 24/3/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có Quyết định số 882/QĐ-BQP bàn giao lô đất 10ha tại sân bay Tân Sơn Nhất cho Vietstar để làm nhà ga hàng không lưỡng dụng. Vietstar đã thuê tư vấn thiết kế tổng thể và chi tiết, lập dự án với công suất 9,8 triệu hành khách/năm.
Trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại văn bản số 2143/BQP-TM ngày 20/7/2012, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ký Quyết định số 3193/QĐ -BGTVT ngày 7/9/2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong đó có quy hoạch nhà ga Hàng không lưỡng dụng (T3 lưỡng dụng).
Đến ngày 16/7/2016, Bộ trưởng Bộ GTVT có văn bản số 6856/BGTVT-KHĐT về mở rộng Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và đã đề nghị "Bộ Quốc phòng sớm chấp thuận chủ trương và yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách lưỡng dụng, phấn đấu khởi công trong năm 2016 - 2017".
Ảnh: Quy hoạch T3 lưỡng dụng (10 triệu khách/năm) và T3 hành khách (15 triệu khách/năm) trùng nhất với đề xuất của Tư vấn Pháp và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đến ngày 29/8/2016, tại buổi làm việc với UBND Tp. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu "Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà ga hành khách lưỡng dụng đã có trong quy hoạch" (văn bản số 260/TB-VPCP ngày 29/8/2016).
Chỉ 3 tháng sau, ngày 30/9/2016, Quân chủng Phòng không không quân, Bộ Quốc phòng có văn bản số 3611/BTL-CHC gửi Cục Hàng không Việt Nam đề nghị thẩm định dự án. Tổng Cục hải quan (Bộ Tài chính), Cục Công an cửa khẩu (Bộ Công an), Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), Cục hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) đã thẩm định và xác nhận tổng mức đầu tư phù hợp, đồng ý với thiết kế nhà ga nói chung và các khu vực làm việc, khu vực tác nghiệp của các đơn vị.
Ai gạt Dự án T3 lưỡng dụng ra khỏi quy hoạch?
Nhưng rất bất ngờ, 2 năm sau, ngày 31/8/2018, Bộ GTVT có quyết định số 1942/QĐ-BGTVT điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 định hướng đến 2030 do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký, trong đó không có dự án Nhà ga hành khách lưỡng dụng.
Bức xúc về vấn đề này, Vietstar đã gửi văn bản số 149/HKLD-VP ngày 27/9/2018 và sau đó là văn bản số 19/HKLD-VP ngày 15/1/2019 báo cáo về dự án, nhưng cả 2 văn bản này đều không nhận được hồi âm từ Bộ GTVT.
Cho đến gần đây, trả lời kiến nghị số 365/VSA ngày 20/12/2019 của Vietstar và văn bản số 16/PC-VPCP ngày 3/1/2020 của Văn phòng Chính phủ, lúc này Bộ GTVT mới có ý kiến "việc đầu tư nhà ga hàng không lưỡng dụng T3 của Vietstar nằm trên phạm vi đất quốc phòng thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng" (văn bản số 800/BGTVT-KHĐT ngày 31/1/2020).
Rõ ràng, việc không trả lời Vietstar sau 2 năm và chỉ khi có ý kiến từ Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT mới có văn bản trả lời doanh nghiệp. Điều này liệu có đúng với tinh thần "chính phủ kiến tạo, phục vụ doanh nghiệp và người dân" hay còn nhiều uẩn khúc tại dự án xây dựng nhà ga T3, Tân Sơn Nhất?
Ông Phạm Trịnh Phương cho biết: Dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi tôn trọng quyết định từ các bộ ngành, địa phương nhưng Vietstar tiếp tục kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét và chỉ đạo xử lý các vướng mắc hiện nay để công ty Vietstar được tiếp tục triển khai dự án.
"Chúng tôi xin cam kết hoàn thành dự án T3 lưỡng dụng, đón 10 triệu hành khách/năm chỉ trong 18 tháng, góp phần giảm tình trạng quá tải nghiêm trọng của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất hiện nay", ông Phạm Trịnh Phương nói.
Kinh phí xây dựng Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất do ACV đề xuất như thế nào? Trong văn bản gửi các Bộ ngành, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (AVC) đề xuất xây nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với tổng vốn dự kiến gần 11.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 37 tháng. Theo báo cáo tiền khả thi, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có công suất thiết kế 20 triệu khách mỗi năm, tổng diện tích mặt sàn khoảng 100.000 m2... |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.