Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo kết quả kinh doanh quý II/2018, Gỗ Trường Thành đạt doanh thu thuần gần 124 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần lũy kế nửa đầu năm 2018 đạt 326 tỷ đồng, giảm 36% so với 6 tháng đầu năm 2017. Lợi nhuận sau thuế trong quý II/2018 âm tới hơn 565 tỷ đồng (cùng kỳ dương 17,6 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm âm 568 tỷ đồng (cùng kỳ dương 1 tỷ đồng).
Với khoản lỗ trên, vốn chủ sở hữu của Gỗ Trường Thành chỉ còn hơn 301 tỷ đồng, bằng 14% vốn góp ban đầu. Đây là một con số khá mong manh, bởi thời gian tới, chỉ cần một cú trượt chân tương tự, doanh nghiệp danh tiếng một thời này sẽ bị âm vốn chủ sở hữu.
Con số đáng chú ý nhất trong quý II/2018 của Gỗ Trường Thành là sự tăng vọt chi phí quản lý doanh nghiệp, lên tới 398,6 tỷ đồng (cùng kỳ 36,8 tỷ đồng). Nguyên nhân chính của sự tăng đột biến này là việc công ty phải trích lập dự phòng thu khó đòi lên tới 370 tỷ đồng. Đây có thể coi là điểm mấu chốt dẫn đến con số lỗ khủng của Gỗ Trường Thành trong quý II/2018.
Thực chất, “khối u” liên quan đến các khoản công nợ không phải là câu chuyện bất ngờ. Hồi tháng 4/2018, ông Nguyễn Đình Khoa, Phó ban kiểm toán nội bộ, đã đưa ra một số cảnh báo, trong nó nổi cộm là các vấn đề về việc thu hồi công nợ và xử lý hàng tồn kho.
Đại diện Ban Kiểm toán nội bộ cho biết công ty cần tìm kiếm thêm khách hàng nhằm đa dạng hóa doanh thu đồng thời đốc thúc các bộ phận thu hồi công nợ phát sinh, xử lý triệt để các khoản nợ quá hạn.
Ngoài “khối u” liên quan đến công nợ, một trong những mối lo khác của cổ đông đối với Gỗ Trường Thành đến thời điểm này là hàng tồn kho.
Theo báo cáo tài chính quý II/2018, hàng tồn kho tại thời điểm 30/6/2018 đã lên đến 1.754 tỷ đồng, tăng 141 tỷ đồng so với đầu năm. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 108 tỷ đồng, tăng 26,3 tỷ so với đầu năm.
Về mặt lý thuyết, để giảm hàng tồn kho và thu hồi vốn ứ đọng, công ty phải dần đưa hàng tồn kho (gỗ nguyên liệu) vào sản xuất để bán hàng tạo doanh thu. Song, vướng mắc ở chỗ một phần hàng tồn kho đang được dùng làm tài sản đảm bảo cho một số khoản vay ngân hàng.
Cụ thể, khoản vay hơn 123 tỷ đồng tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Bình Dương được thế chấp bằng 12.859 m3 gỗ nguyên liệu; 3 khoản vay tổng trị giá hơn 103 tỷ đồng tại Ngân hàng Việt Á - Chi nhánh Buôn Ma Thuột được thế chấp bằng máy móc, nhà xưởng và gỗ nguyên liệu.
Ngoài ra, một số khoản vay khác tại các Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Buôn Ma Thuột (trị giá 10,4 tỷ đồng), Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đắc Lắc - Đắc Nông (trị giá gần 8,7 tỷ đồng)… cũng đang được thế chấp bằng hàng tồn kho, gỗ nguyên liệu.
Ngoài ra, trong cơ cấu hàng tồn kho của Gỗ Trường Thành còn có cả bất động sản. Về nguồn gốc khoản bất động sản này, công ty nhận chuyển nhượng lô đất tại huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương) với tổng trị giá 33,5 tỷ đồng từ một cá nhân từ cách đây 10 năm.
Sau đó, công ty ký kết thỏa thuận chi phí bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất với Công ty Cổ phần Địa ốc Đại Á. Tuy nhiên đến nay, các thủ tục nhận chuyển nhượng và chuyển nhượng lại cho Địa ốc Đại Á vẫn chưa hoàn thành.
Hiện nay, 2 vấn đề nổi cộm của Gỗ Trường Thành là công nợ và hàng tồn kho. Vấn đề đặt ra là Công ty sẽ làm gì để xử lý các vấn đề đó. Nếu những hậu quả trên được khắc phục một cách từ từ và khéo léo thì doanh nghiệp vẫn có thể thoát hiểm.
Cụ thể, công ty hiện có kế hoạch tăng vốn điều lệ và việc này nếu thực hiện thành công thì Gỗ Trường Thành sẽ có thêm nguồn lực tài chính để khắc phục hậu quả từ quá khứ. Ngoài ra, một nguồn tiền được Gỗ Trường Thành đặt nhiều kỳ vọng là hợp đồng đã ký với Tập đoàn Vingroup, với giá trị lên tới 16.000 tỷ đồng vẫn còn hiệu lực. Đây cũng là cơ sở để đảm bảo việc làm khá ổn định, cũng như tạo nguồn tiền cho doanh nghiệp trong giai đoạn vượt khó.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.