Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong xu hướng giảm giảm mạnh chung toàn thị trường, nhóm cổ phiếu đầu cơ đem lại một chút hào hứng vì đi ngược dòng. Thậm chí hôm qua vẫn còn có hàng chục mã kịch trần. Hôm nay rất nhiều bong bóng đầu cơ đã nổ khi dòng tiền được rút về.
Hơn 60 cổ phiếu giảm sàn hôm nay phần lớn là các mã đầu cơ, nhiều trong số đó đã trải qua một nhịp tăng mạnh và bong bóng được bơm rất căng. Ví dụ QCG từ đầu tháng 3 đã tăng 138,2% và đến hết phiên sáng nay vẫn còn kịch trần thêm 6,86% nữa. Bong bóng nổ chỉ trong 4 phút đầu tiên của phiên chiều, giá từ mức trần rơi thẳng xuống kịch sàn và mất thanh khoản.
Cổ phiếu HAI cũng tương tự sau 3,5 phiên kịch trần liên tục, giá bị đánh úp ngay từ giữa phiên sáng và sau đó cũng giảm hết biên độ rồi mất thanh khoản. Mức tăng trong tháng 3 của HAI cũng khoảng 97%. AMD thậm chí còn có 13 phiên trần liên tiếp, mức tăng giá 14 phiên đầu tháng 3 tới gần 140%.
Rất nhiều cổ phiếu giảm sàn và mất thanh khoản hôm nay là những cái tên đình đám quen thuộc khác như TCR, PTB, EVE, FLC, YEG, LMH, TSC, BCG, DLG, HID, HCD, SJF, MBG, ART...
Điều đáng lo ngại là phiên đánh úp từ trần xuống sàn hôm nay đẩy thanh khoản của các mã này lên rất cao. AMD trao tay gần 35,5 triệu cổ trong khi mức giao dịch trung bình trước đó chỉ khoảng 4 triệu cổ/ngày. Lượng trao tay hôm nay cũng chiếm gần 22% tổng khối lượng niêm yết của AMD.
HAI thanh khoản đạt 23,3 triệu cổ, chiếm gần 13% tổng lượng niêm yết. ART xả 10,9 triệu cổ, khoảng 12% lượng niêm yết... Khối lượng bán ra thực tế còn lớn hơn nếu tính cả hàng triệu cổ không kịp chạy khi các mã này rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
Cổ phiếu đầu cơ gần như là ngách kiếm ăn duy nhất trong bối cảnh thị trường lao dốc không phanh hiện tại. Tuy nhiên vì đây chỉ là đầu cơ thuần túy nên cuối cùng cũng đến lúc những người khởi xướng chốt lời để thu tiền về. Đợt xả đồng loạt hôm nay có lẽ không hẳn do xu hướng thị trường chung xấu mà do độ căng của từng bong bóng. Sau khi dòng tiền đánh lên rút đi, thanh khoản thường suy yếu và tốc độ rơi tùy thuộc vào sức ép của những nhà đầu tư đến sau.
Đối với các diễn biến chung, sự bi quan vẫn tiếp tục gia tăng khi diễn biến của các thị trường quốc tế ngày càng u ám bất chấp hàng loạt các “gói cứu trợ” được tung ra. Nếu coi các thị trường chứng khoán là phản ánh mối lo ngại của tình hình dịch bệnh cũng như tác động tới nền kinh tế thì bức tranh vẫn còn rất xấu.
Việc thực thi các biện pháp cách ly mạnh hơn ở châu Âu và Mỹ bắt đầu lặp lại tình hình của Trung Quốc cách đây vài tháng: Cửa hàng cửa hiệu đóng cửa, phương tiện giao thông dừng chạy, người dân không đi ra ngoài, nhà máy dừng hoạt động hoặc cầm chừng. Trung Quốc mất hơn 2 tháng để qua đỉnh dịch thì châu Âu và Mỹ cũng không thể ngắn hơn, nếu không muốn nói là còn lâu hơn nữa do thực hiện quá chậm.
Hiện tượng giảm giá tài sản trên thế giới lúc này rất giống với thời điểm 2008 khi cổ phiếu lao dốc, vàng rớt giá, thậm chí cả lợi suất trái phiếu chính phủ cũng tăng lên (giá giảm), chỉ số giá USD từ đầu tuần trước đến nay tăng gần 7% dù lãi suất giảm về 0%, các gói hỗ trợ bơm tiền ào ạt. Nguyên nhân là do nhà đầu tư bán tất cả những gì có thể bán được để dự trữ tiền mặt.
Bức tranh tối màu trên toàn thế giới chắc chắn vẫn sẽ khiến tâm lý bi quan ngự trị trên thị trường trong nước lúc này. Hôm nay, VN-Index thể hiện một nhịp phục hồi gần 1,7% kể từ đáy đầu phiên chiều đã làm được duy nhất một điều: Giá đóng cửa cao hơn mức thấp nhất của chỉ số này kể từ đầu tuần. Tuy nhiên đây có thể chỉ là hiệu ứng của phiên đáo hạn phái sinh và chỉ số VN30-Index được một số mã vốn hóa lớn chi phối như VIC, VHM, VJC, VPB, VRE, HDB. Đây những cổ phiếu đảo chiều phục hồi tốt nhất.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.