Góc nhìn VNF: Cuộc chiến vỉa hè nhìn từ ‘vụ án đê Yên Phụ’ hai thập kỷ trước

Nghệ Nhân - 05/03/2017 23:56 (GMT+7)

(VNF) - Góc nhìn riêng của VietnamFinance về "chiến dịch" chống lấn chiếm, giành lại vỉa hè, lập lại trật tự đô thị tại TP.HCM và Hà Nội hiện nay.

Cuộc chiến vỉa hè đã và đang diễn ra ở Hà Nội và TP. HCM khiến nhiều người nhớ lại "vụ án đê Yên Phụ" nổi tiếng hơn hai thập kỷ trước. Cho dù tính chất, mức độ nghiêm trọng và bối cảnh xã hội là khác nhau, giành và giữ kỷ cương, trật tự đô thị là câu chuyện chưa bao giờ cũ…

Theo hồ sơ, những năm 1994 - 1995 xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm chân thân đê sông Hồng đoạn qua Yên Phụ và Nghi Tàm để xây nhà trái phép, vi phạm hành lang đê điều nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho thành phố vì thời điểm đó, người ta phát hiện có những vết nứt ở thân đê cũng như những ổ mối ở chân đê mà nguyên nhân là do người dân tùy tiện đổ phế thải xây dựng để lấn chiếm, mở rộng mặt bằng trên phần diện tích là hành lang an toàn của đê.

Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, trật tự xây dựng ở tuyến đường đê này đã được lập lại, theo đó hai bên chân đê được mở hai đường nhỏ tạo thành vệt ngăn cách giữa nhà dân với đê. Toàn bộ hơn 200 hộ dân có diện tích đất lấn chiếm đều đã bị cưỡng chế, dọn sạch để trả lại đường đê, tạo điều kiện để về sau bê tông hóa như chúng ta đang thấy ngày nay.

Sở dĩ gọi vụ việc giải tỏa ở đê Yên Phụ là "vụ án" vì thời điểm ấy, cuộc chiến này hết sức căng thẳng, tới mức một Thứ trưởng Bộ Thủy lợi và nhiều quan chức khác đã bị kỷ luật, thậm chí có người phải vào tù vì thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý... trong bảo vệ đê điều.

Nhiều giai thoại về "chiến dịch đê Yên Phụ" vẫn được lưu lại cho tới ngày nay, chẳng hạn như việc cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng cải trang về tận thực địa để nghe ngóng tình hình thực tế. "Lực lượng" được dùng để tiến hành công việc cưỡng chế cũng đã được huy động từ địa phương khác thay vì lực lượng tại chỗ, được cho là sẽ không đủ quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ. Trong hồi ức của những người dân khu vực này, hai bên đường đê "hậu cưỡng chế" không khác gì bãi chiến trường…

Đê Yên Phụ có lẽ là phép thử lớn nhất mà chính quyền từng phải đối mặt. Cho dù chiến dịch này tốn kém công sức và nguồn lực, việc trả lại kỷ cương, trật tự đô thị cho khu vực này là kết quả rất đáng ghi nhận, và là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất trong hành trang chính trị của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cũng được biết đến với các quyết định quan trọng khác như cấm pháo hay cho làm đường điện 500kV Bắc – Nam.

Sau hơn 20 năm, chính quyền đứng trước những phép thử mới khi mà tình trạng lấn chiếm vỉa hè, vi phạm trật tự đô thị tại hai thành phố đầu tàu đã lên đến mức báo động. Và hình ảnh một phó chủ tịch quận 1 xông pha "trận địa" với thông điệp "làm không xong sẽ cởi áo về vườn", bên cạnh hình ảnh một chủ tịch thành phố Hà Nội thẳng thắn chỉ ra tình trạng "bảo kê", "lợi ích nhóm" trong việc chiếm dụng vỉa hè, lại gợi nhớ về đê Yên Phụ thuở trước.

Một quốc gia phát triển không thể mang trên mình những đô thị nhếch nhác, nơi quyền lợi số đông bị ảnh hưởng bởi lợi ích của số ít. Đừng vì những lập luận rằng, vỉa hè đang là nơi mưu sinh của những nhóm người nghèo và do đó không nên động chạm tới. Nếu sống chung với những thỏa hiệp kiểu này, chúng ta mãi mãi trong vòng xoáy chậm phát triển, mà một trong những thứ nhìn thấy rõ nhất chính là trật tự, văn minh đô thị.

Nếu thỏa hiệp, có lẽ Hà Nội đã đánh mất, không chỉ đê Yên Phụ, từ hơn hai mươi năm trước…

Vậy nên, xin dành cho các ông Đoàn Ngọc Hải, Nguyễn Đức Chung những lá phiếu tín nhiệm cho công việc đầy khó khăn và áp lực mà các ông đang làm; cho dù cách làm của mỗi thành phố là khác nhau, dù trực diện như ông Hải hay "giải quyết từ gốc" như ông Chung. Xin các vị vững lòng vì, như cựu Thủ tướng Tony Blair đã từng nói, "nếu cải cách mà không ai chống đối thì đó chỉ là cải cách tồi".

Những vỉa hè gọn gàng ngăn nắp, những tuyến phố thông thoáng là những chỉ dấu quan trọng mà người dân có thể cảm nhận được đầu tiên theo một tinh thần "kiến tạo" đã và đang được nhấn mạnh mỗi ngày!

Cùng chuyên mục
Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".