'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hiện Ấn Độ đang là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, xếp sau Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
Báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs mới đây dự đoán năm 2075, GDP Trung Quốc sẽ đạt 57.000 tỷ USD và là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo sau là Ấn Độ với 52.500 tỷ USD và Mỹ với 51.500 tỷ USD.
Những nhà kinh tế của Goldman Sachs cho rằng kinh tế Ấn Độ có thể vượt Mỹ nhờ sở hữu nguồn nhân lực dồi dào cùng các chính sách thức thời của chính phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh công nghệ.
Theo số liệu mới được công bố, GDP quý I/2023 của Ấn Độ ghi nhận tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức dự đoán của hãng tin Reuters là 5%. Tăng trưởng cả năm của quốc gia này ước tính đạt 7,2% trong năm nay.
Dân số càng lớn, năng suất lao động tại Ấn Độ càng tăng. Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, việc dân số Ấn Độ đang phát triển với tốc độ chóng mặt đồng nghĩa với sự tiến bộ và đổi mới về công nghệ tại quốc gia này sẽ ngày càng được thúc đẩy.
“Trong hai thập kỷ tới, tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong khu vực”, nhà kinh tế học của Goldman Sachs, ông Santanu Sengupta nhận định.
Tỷ lệ phụ thuộc được tính bằng cách lấy tổng số dân có độ tuổi phụ thuộc (trẻ em từ 0-14 tuổi và người già trên 65 tuổi) chia cho tổng số dân có độ tuổi từ 15-64 tuổi rồi nhân 100. Nhóm người phụ thuộc được cho là sẽ gây áp lực lên hệ thống giáo dục, y tế, hưu trí và các dịch vụ hỗ trợ khác do nằm trong diện cần được chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì vậy, tỷ lệ phụ thuộc càng cao đồng nghĩa với nền kinh tế sẽ phải đối mặt với gánh nặng càng lớn. Tỷ lệ phụ thuộc thấp cho thấy quốc gia có nhiều người trưởng thành trong độ tuổi lao động, năng suất công việc sẽ được đẩy lên cao hơn tại các khu vực này. |
Cũng theo ông Sengupta, với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện tại, Ấn Độ sẽ sớm sở hữu một lực lượng lao động đầy tiềm năng: “Đây là một cơ hội vàng giúp Ấn Độ gia tăng năng lực sản xuất, phát triển các dịch vụ, cơ sở hạ tầng trong nước”.
Với nguồn lực về người đang có sẵn, Goldman Sachs khẳng định đây chính là thời điểm thích hợp để Ấn Độ tăng quy mô trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ nhằm tạo thêm nhiều việc làm và sử dụng tối đa tài nguyên quốc gia này đang có sẵn là người lao động.
Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cũng cảnh báo rằng bản báo cáo mang tính chủ quan và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ rất có thể sẽ không đạt như kỳ vọng. Trong đó, lực lượng lao động được coi là yếu tố mang tính rủi ro khó đoán nhất.
“Trong 15 năm qua, lực lượng lao động tại Ấn Độ ghi nhận giảm mạnh, đặc biệt là khi phụ nữ Ấn Độ không có nhu cầu ra ngoài kiếm tiền. Chỉ 20% phụ nữ trong độ tuổi lao động tại Ấn Độ đang có việc làm và thu nhập ổn định”, một báo cáo khác của ngân hàng này từng đề cập đến việc phụ nữ chỉ quan tâm đến các công việc nhỏ và không đóng góp nhiều vào lợi ích nền kinh tế quốc gia.
Sớm nhận thấy thế mạnh về nguồn lực, chính phủ Ấn Độ đã triển khai nhiều chính sách nhằm ưu tiên nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong tuyến đường bộ và đường sắt.
Cụ thể, Ấn Độ đã dồn toàn bộ ngân sách của đất nước vào các chương trình cho vay không lãi suất trong vòng 50 năm, mục tiêu là thúc đẩy các bang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, Ấn Độ đang rất tích cực đẩy mạnh công nghệ. Thống kê từ Nascom, Hiệp hội Thương mại phi chính phủ của Ấn Độ cho hay doanh thu ngành công nghệ trong nước dự kiến sẽ tăng thêm 245 tỷ USD vào cuối năm 2023, chủ yếu là từ ngành công nghệ thông tin và các dòng sản phẩm phần mềm.
Báo cáo của Goldman Sachs cũng cho thấy rằng sắp tới, đầu tư vốn tại Ấn Độ sẽ đem đến một nguồn lực tài chính quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế quốc gia: “Tỷ lệ tiết kiệm của Ấn Độ có khả năng tăng lên trong khi tỷ lệ phụ thuộc lại giảm xuống, điều này sẽ tạo ra nguồn vốn sẵn có để thúc đẩy đầu tư hơn nữa”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.