'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm cựu lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và các công ty con trực thuộc vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố với tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại công ty mẹ, Tổng công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Phú Riềng. Những sai phạm này xảy ra trong giai đoạn 2006-2011, tức là chỉ trong vòng 5 năm đầu tiên đơn vị này chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn.
VRG tiền thân là Ban cao su Nam bộ và chuyển thành Tổng công ty Cao su Việt Nam (trực thuộc Bộ Nông nghiệp) từ tháng 7/1977. Sau gần 30 năm hoạt động theo mô hình tổng công ty, cuối năm 2006, đơn vị này chuyển sang mô hình công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo Quyết định của Thủ tướng với nguồn vốn Nhà nước là 2.600 tỷ đồng. Đến năm 2010, công ty mẹ của tập đoàn được chuyển thành Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Dù thay đổi mô hình, song trong suốt nhiều năm VRG vẫn giữ vai trò là tổ chức có ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty khai thác cao su của Việt Nam. Tổng tài sản toàn tập đoàn tăng gần 3 lần trong 5 năm, từ 14.350 tỷ đồng (năm 2006) lên 40.000 tỷ đồng vào năm 2010. Mức doanh thu tăng 2,7 lần, đạt trên 75.600 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3 lần đạt 23.100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, VRG theo đuổi chiến lược lấy lợi nhuận cao su để mở rộng đầu tư đa ngành, mà vào thời điểm đó lãnh đạo đơn vị này đã nhận định rằng rất "đúng đắn".
Thời điểm 2007, tức là chỉ một năm sau khi chuyển đổi sang mô hình mới, bằng nguồn vốn tích lũy, VRG đã đầu tư vào 46 dự án thuộc các ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ trong nước cũng như quốc tế theo hướng đa ngành nghề, đa sản phẩm và đa sở hữu. Trong đó, có 31 dự án do Tập đoàn và các đơn vị thành viên tham gia góp vốn chi phối với mức 51-100% vốn điều lệ.
Trong một cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ năm 2009, lãnh đạo VRG khi đó kiến nghị việc ưu tiên giao cho Tập đoàn là chủ đầu tư các dự án khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cao su sang đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư.
Đến cuối 2010, lãnh đạo đơn vị này vẫn định hướng chiến lược những năm tiếp theo của tập đoàn là đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động. Ở giai đoạn này, Tập đoàn cũng đã đầu tư vốn triển khai trồng hàng chục nghìn ha cao su tại Lào, Campuchia.
Tuy nhiên, chính hoạt động đầu tư đa ngành và đầu tư ra nước ngoài, nhưng quản lý buông lỏng, dẫn đến nguy cơ mất vốn trở thành một trong những sai phạm lớn nhất được chỉ ra trong kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố năm 2014 khi cơ quan này tiến hành thanh - kiểm tra hoạt động của VRG từ năm 2006-2011.
Theo cơ quan thanh tra, nhiều khoản đầu tư rất lớn ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính trong nhiều năm không thu được lợi nhuận, lỗ, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây mất vốn giá trị lớn mà đến nay đơn vị này cũng chưa khắc phục xong.
Thanh tra Chính phủ cho biết, đến cuối 2011, VRG đã đầu tư ra ngoài ngành hơn 2.420 tỷ đồng, chiếm hơn 13% vốn điều lệ và 13,25% tổng vốn đầu tư tài chính. Số tiền này chủ yếu lấy từ nguồn vốn điều lệ do nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, do đầu tư dàn trải, thiếu tính toán nên tỷ lệ lợi suất thu được rất thấp, chỉ đạt chưa đầy 4%. Đó còn chưa kể rất nhiều khoản đầu tư trong nhiều năm không thu được lợi nhuận hoặc có nguy cơ mất vốn lớn.
Cụ thể, Tập đoàn này đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy điện, xi măng, xây dựng, ngân hàng... Trong đó, khoảng gần 400 tỷ tại Công ty cổ phần đầu tư thủy điện VRG Phú Yên, Công ty cổ phần xi măng FICO Tây Ninh, Tổng công ty xây dựng miền Trung nhưng trong 5 năm liên tục (từ 2006 - 2011) không có lợi nhuận được chia. Chi hơn 600 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn, thép... nhưng suốt từ năm 2008-2011, VRG cũng không có lợi nhuận được chia. Từ năm 2012, VRG thực hiện việc thoái vốn nhưng đến tháng 5/2013 vẫn còn 23 doanh nghiệp giá trị vốn đã đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Quá trình thanh tra còn phát hiện, một số lãnh đạo VRG tham gia góp vốn cá nhân, gia đình để sáng lập và lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Tháp (DSEC). Một số công ty "con" của VRG cũng tham gia góp vốn vào DSEC khi chưa được tập đoàn đồng ý; cá biệt có đơn vị dùng cả quỹ phúc lợi để đầu tư, góp vốn vào công ty "sân sau" của các quan chức ngành cao su.
Thanh tra cũng chỉ rõ, VRG chủ trương việc đầu tư góp vốn thành lập Công ty Cao su Phú Riềng - Kratie để đầu tư trồng cao su tại Campuchia, nhưng đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng trong khâu khảo sát, lập dự án, dẫn đến thiệt hại có thể hơn 483 tỷ đồng. Đơn vị này còn thực hiện vay vốn, bảo lãnh vay vốn ngân hàng và sử dụng sai mục đích gần 1,9 triệu USD chưa thu hồi được...
Hàng loạt sai phạm trong quản lý, điều hành, sử dụng vốn và tài sản tại VRG mà Thanh tra Chính phủ yêu cầu xử lý về kinh tế số tiền gần 8.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau kết luận thanh tra này, VRG đã chưa thực hiện nghiêm kiến nghị xử lý. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước năm 2016 cho biết, VRG chậm thoái vốn tại 11 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. VRG cũng là cái tên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ khó đòi phát sinh tới hơn 2.077 tỷ đồng.
Các khoản cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ vốn trong nội bộ tiềm ẩn nguy cơ khó đòi, mất vốn của VRG ở công ty mẹ là 102 tỷ đồng, Cao su Phú Riềng là 180 tỷ. Ngoài ra, tên của tập đoàn này cũng được nhắc liên tục trong các vấn đề về quản lý đất đai và chưa đánh giá trách nhiệm của đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty thua lỗ...
Đầu tháng 12 vừa qua, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công an báo cáo điều tra, xử lý sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại Tập đoàn Cao su và dẫn đến quyết định khởi tố 5 cựu lãnh đạo.
Năm 2013, Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là trồng, chăm sóc và chế biến cao su. Liên quan đến tái cơ cấu tài chính và đầu tư, đề án bao gồm việc thoái 100% vốn góp của công ty mẹ - tập đoàn tại 23 doanh nghiệp, thoái một phần vốn góp của công ty mẹ - tập đoàn tại 2 doanh nghiệp.
Hồi tháng 9 vừa qua, tập đoàn này đã công bố phương án cổ phần hóa với giá trị thực tế của doanh nghiệp cho mục đích xác định quy mô vốn điều lệ là 40.736 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước chiếm hơn 95%. Góp phần lớn trong số này là quỹ đất rộng 244.000 ha phân bố rộng khắp tại 18 tỉnh thành trên cả nước, thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ và các đơn vị thành viên. VRG dự kiến thu về gần 13.000 tỷ đồng từ bán một tỷ cổ phần trong lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.