Hà Nội chi 3.000 tỷ đồng cải tạo, thay thế cầu yếu, cầu tạm

Tiểu An - 22/10/2024 12:43 (GMT+7)

(VNF) - UBND TP. Hà Nội vừa chấp thuận kiến nghị của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) về danh mục sửa chữa, thay thế cầu yếu, cầu tạm có tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.

Sở GTVT Hà Nội vừa phối hợp với các địa phương tiến hành thống kê và phân loại các công trình cầu trên địa bàn thành phố thành 3 nhóm chính.

Cụ thể, nhóm 1 gồm 117 cầu cần đầu tư xây dựng cầu mới thay thế (25 cầu do TP quản lý, 92 cầu thuộc địa phương). Nhóm 2 gồm 34 cầu cần sửa chữa, cải tạo (16 cầu do TP quản lý, 18 cầu thuộc địa phương). Nhóm 3 gồm 21 cầu cần theo dõi, kiểm tra duy tu định kỳ.

Theo ước tính, cần gần 360 tỷ đồng để xây mới và sửa chữa 58 cầu do Thành phố quản lý, và gần 2.700 tỷ đồng để xây mới và sửa chữa 114 cầu thuộc quyền quản lý của các địa phương.

Theo tìm hiểu, một số cây cầu thuộc sự quản lý của thành phố sắp tới sẽ được ưu tiên sửa chữa, bao gồm cầu Lủ (Hoàng Mai), Ngũ Xá (Ba Đình), Đông Yên (Quốc Oai), Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm), Suối Hai II (Ba Vì), Đen (Sóc Sơn), Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì), Thanh Quang (Hoài Đức) và Đỗ Xá (Thường Tín)...

Các cây cầu này đều nằm trên những tuyến đường có lưu lượng giao thông cao, đã được xây dựng từ lâu và hiện kết cấu đã xuống cấp, không còn đáp ứng được yêu cầu về tải trọng. Hiện tại, các cây cầu này đã được lắp biển cảnh báo hạn chế tải trọng, khiến khả năng lưu thông trên các tuyến đường bị ảnh hưởng.

Hà Nội đang rà soát cải tạo, thay thế cầu yếu, cầu tạm trên địa bàn. Ảnh minh họa

Phần lớn các cây cầu thuộc quyền quản lý của các huyện đều là cầu tạm, kích thước hẹp, chỉ đáp ứng được cho một làn xe hoặc phương tiện thô sơ. Một số cầu được người dân tự dựng tạm bợ, không ổn định. Một số cây cầu này như cầu Thủy Trú (huyện Phú Xuyên), Đình (huyện Ứng Hòa), Trung Hòa (huyện Mỹ Đức), Gấu (thị xã Sơn Tây), Hà Lâm 1 (huyện Đông Anh), và Lương Phúc (huyện Sóc Sơn) cũng nằm trong danh sách cần sửa chữa hoặc thay mới để đảm bảo an toàn giao thông.

Sở GTVT Hà Nội đã trình UBND thành phố kế hoạch triển khai giai đoạn 1, ưu tiên xử lý những cây cầu thuộc nhóm 1 và nhóm 2. Các địa phương cũng đã kiến nghị Thành phố hỗ trợ ngân sách, do kinh phí thực hiện khá lớn và khả năng cân đối của các địa phương còn hạn chế.

Sở GTVT cho biết, nhiều cây cầu hiện nay không có hồ sơ hoàn công hoặc hồ sơ kiểm định đầy đủ, và nhiều công trình cầu yếu, cầu tạm sau khi rà soát tập trung chủ yếu ở các địa bàn huyện, đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn để đầu tư xây dựng và sửa chữa.

Tiếp tục rà soát tổng thể cầu yếu, cầu tạm

Ngày 18/10, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3477 chấp thuận đề xuất của Sở GTVT về kế hoạch xử lý các công trình cầu yếu đợt 1.

Theo đó, UBND TP giao Sở KH&ĐT tham mưu và dự thảo quyết định giao nhiệm vụ cho Sở GTVT lập và trình phê duyệt chủ trương đối với 25 cầu thuộc nhóm 1. Đồng thời, Sở Tài chính sẽ cân đối nguồn vốn cho 16 dự án sửa chữa, cải tạo cầu thuộc nhóm 2, nhằm hoàn thành trong đầu năm 2025.

Sở GTVT sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan để triển khai 25 dự án xây mới và 16 dự án cải tạo. Đồng thời, tiếp tục rà soát, kiểm tra, đánh giá các công trình cầu khác còn lại để tổng hợp cập nhật, bổ sung đợt 2 danh sách các công trình cầu yếu cần xử lý (nếu có).

Các công trình cầu thuộc nhóm 1 sẽ hoàn thành chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2024 - 2025 và thực hiện đầu tư từ 2025 - 2028. Các công trình cầu thuộc nhóm 2 (cải tạo, sửa chữa) hoàn thành dứt điểm trong năm 2025.

Đối với cầu yếu do địa phương quản lý, các quận, huyện, thị xã cần rà soát, kiểm định và lập hồ sơ để ưu tiên sắp xếp đầu tư. Thành phố sẽ hỗ trợ 100% kinh phí cho các công trình xây mới thuộc nhóm 1 và bố trí khoảng 60,34 tỷ đồng cho 8 địa phương để sửa chữa 18 cầu yếu ngay lập tức.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT, nhấn mạnh việc cần tiếp tục hoàn thiện thông tin từ các địa phương để tổng hợp và trình UBND TP trong tháng 11/2024.

"Sở GTVT tiếp tục đôn đốc đề nghị 9 địa phương còn lại cung cấp số liệu để hoàn thiện chương trình tổng thể cải tạo, nâng cấp, xây dựng thay thế các công trình cầu yếu, cầu tạm báo cáo UBND TP trong tháng 11/2024", Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay.

Cùng chuyên mục
Đà Nẵng mời đơn vị định giá 7 căn hộ liên quan vụ án của đại gia Trung ‘lửa’

Đà Nẵng mời đơn vị định giá 7 căn hộ liên quan vụ án của đại gia Trung ‘lửa’

(VNF) - Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng mời đơn vị tham gia tư vấn xác định giá trị 7 căn hộ thuộc dự án Chung cư cao tầng số 6 Nguyễn Du tại thời điểm 30/4/2009.

Vì sao TP. HCM cần có trung tâm khởi nghiệp xanh?

Vì sao TP. HCM cần có trung tâm khởi nghiệp xanh?

(VNF) - Theo TS Lê Thái Hà, việc hướng tới hình thành một trung tâm khởi nghiệp xanh không chỉ giúp TP. HCM tận dụng và phát huy các lợi thế riêng biệt mà còn đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững của thành phố và quốc gia.

TP. HCM chính thức ban hành bảng giá đất, khu trung tâm tăng hơn 4 lần

TP. HCM chính thức ban hành bảng giá đất, khu trung tâm tăng hơn 4 lần

(VNF) - Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định 79/2024 về sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 của UBND TP. HCM quy định về bảng giá đất trên địa bàn thành phố.

DIC Corp: Vợ cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn đăng ký nhận thêm gần 17 triệu cổ phiếu

DIC Corp: Vợ cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn đăng ký nhận thêm gần 17 triệu cổ phiếu

(VNF) - Chưa nhận xong toàn bộ di sản cổ phiếu mà chồng để lại, bà Lê Thị Hà Thành - vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn tiếp tục đăng ký nhận thêm hơn 16,96 triệu cổ phiếu DIG để nâng sở hữu lên 3,4% vốn điều lệ.

Lợi nhuận quý ngân hàng tiếp tục tăng: Kinh tế khởi sắc, cuối năm càng thu đậm

Lợi nhuận quý ngân hàng tiếp tục tăng: Kinh tế khởi sắc, cuối năm càng thu đậm

(VNF) - Nhiều nhà băng đã công bố kết quả quý III. Theo đó, bức tranh lợi nhuận ngân hàng trong ba quý đầu năm dần "hé lộ" với kết quả tích cực.

Nhựa Tiền Phong cán đích sớm, dự báo lãi kỷ lục dù doanh thu đi ngang

Nhựa Tiền Phong cán đích sớm, dự báo lãi kỷ lục dù doanh thu đi ngang

(VNF) - Dù doanh thu đi ngang nhưng nhờ tiết giảm mạnh chi phí, Nhựa Tiền Phong đem về khoản lãi 624 tỷ đồng sau 9 tháng, vượt kế hoạch cả năm.

Thị trường bất động sản tái cơ cấu, cơ hội cho ai?

Thị trường bất động sản tái cơ cấu, cơ hội cho ai?

(VNF) - Nguồn cung khan hiếm khiến giá nhà leo thang vượt quá khả năng của người có nhu cầu buộc thị trường bất động sản phải tái cơ cấu để điều tiết lại các giá trị cung cầu. Bối cảnh này đang mở ra cơ hội cho các dự án có mức độ hoàn thiện cao và có vị trí kết nối tốt với trung tâm thành phố thu hút người mua.

Urban Green bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối

Urban Green bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối

(VNF) - Sau 2 năm kể từ ngày ra mắt, Urban Green chính thức bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng, sẵn sàng ra mắt thị trường và mở cửa chào đón những chủ nhân tương lai đến trải nghiệm căn hộ thực tế trong không gian sống hiện đại và mang đậm dấu ấn riêng.

INDEVCO và chuyện 'móng cũ, nhà mới'

INDEVCO và chuyện 'móng cũ, nhà mới'

(VNF) - Người ta thường chú ý tới những câu chuyện gây dựng sự nghiệp “đầy máu và nước mắt” của tầng lớp doanh nhân thế hệ thứ nhất, coi chúng như những tư liệu giá trị và hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho lớp doanh nhân thế hệ thứ hai - những người tiếp quản và vận hành những “cỗ máy” đã có từ lâu đời.

Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên báo lỗ do ảnh hưởng từ bão Yagi

Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên báo lỗ do ảnh hưởng từ bão Yagi

(VNF) - Tổng công ty Bảo hiểm Hàng Không (UPCoM: AIC) đã công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với khoản lỗ sau thuế hơn 39 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi.