Hàn Quốc: Thêm một cựu tổng thống dính ‘lời nguyền truyền kiếp’
Chu La (TH) -
05/10/2018 16:25 (GMT+7)
(VNF) - Từ khi tổng thống đầu tiên lên nắm quyền vào năm 1948 cho tới nay, gần như chưa có vị chủ nhân Nhà Xanh nào có được một nhiệm kỳ suôn sẻ và cái gọi là “hạ cánh an toàn” là điều quá xa xỉ.
Các cựu Tổng thống Hàn Quốc đều dính đến bê bối tham nhũng khiến người ngồi tù, người tự tử.
Tạp chí Newsweek của Mỹ cho rằng dường như có một lời nguyền truyền kiếp ám vào các đời tổng thống Hàn Quốc.
Tòa án Seoul ngày hôm nay (5/10) đã ra phán quyết 15 năm tù đối với cựu Tổng thống Lee Myung-bak trước cáo buộc tham nhũng và nhiều tội danh khác.
Yonhap đưa tin, vị cựu tổng thống 76 tuổi này mắc 7 tội danh trên tổng số 16 cáo buộc, trong đó có tội tham nhũng. Ngoài mức án phạt 15 năm tù, ông Lee còn phải nộp phạt khoản tiền 11,5 triệu USD.
Ông Lee từng là Tổng thống Hàn Quốc từ năm 2008-2013. Ông bị bắt hồi tháng 4 với các cáo buộc nhận hối lộ 11,1 tỷ won từ cơ quan tình báo quốc gia, các cá nhân và doanh nghiệp.
Cựu Tổng thống Lee Myung-bak chịu mức án 15 năm tù vì cáo buộc tham nhũng và nhiều tội danh khác.
Ngoài ra, các cáo buộc cũng liên quan tới một công ty sản xuất linh kiện ôtô của Hàn Quốc tên là DAS. Đây là công ty do anh trai của ông Lee, ông Lee Sang-eun làm chủ nhưng bị nghi ngờ đây chỉ là trên danh nghĩa và thực tế công ty này thuộc về ông Lee Myung-bak.
Tòa án cho biết ông Lee đã ra lệnh cho ban lãnh đạo của DAS tạo ra quỹ đen 33,9 tỷ won (30,2 triệu USD) từ năm 1994 tới năm 2006, đồng thời chịu trách nhiệm cho một loạt hoạt động đáng ngờ của công ty này.
Tòa án còn phát hiện ông Lee tiếp nhận bất hợp pháp 5,85 triệu USD của Samsung vào năm 2009 khi tập đoàn này muốn ông ra lệnh ân xá cho chủ tịch Lee Kun-hee, người bị kết tội trốn thuế.
Về phần mình, ông Lee đã bị phủ nhận mọi cáo buộc và xem cuộc điều tra này mang động cơ chính trị.
Trước ông Lee, 8 cựu Tổng thống Hàn Quốc cũng đều dính đến bê bối tham nhũng khiến người ngồi tù, người tự tử. Có thể nhắc tới một vài trường hợp nổi bật như ông Chun Doo-hwan, anh em ông Roh Tae-woo - Roh Moo-hyn và bà Park Geun-hye.
Ông Chun Doo-hwan.
Ông Chun Doo-hwan (giữ vị trí tổng thống từ năm 1980 - 1988) đi vào lịch sử Hàn Quốc như một vị lãnh đạo bị chỉ trích nhiều nhất vì sự thiếu minh bạch và phá vỡ luật pháp do chính ông đưa ra. Ông bị buộc tội phản quốc, giết người và nhận hối lộ, phải lĩnh án tử hình nhưng được ân xá.
Cựu Tổng thống Roh Tae-woo (giữ vị trí tổng thống từ năm 1988 - 1993) là vị tổng thống được bầu cử dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc. Ông được coi là người thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời đó và tổ chức thành công Thế vận hội Seoul 1988.
Tuy nhiên, ông cũng bị chỉ trích vì cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người bất đồng chính kiến. Sau đó, các cuộc điều tra cho thấy ông Roh cũng tham nhũng như người tiền nhiệm và phải nhận án tù 22 năm. Tuy nhiên đến tháng 12/1997, hai cựu Tổng thống được ân xá.
Đám tang ông Roh Moo-hyn.
Tổng thống Roh Moo-hyn (giữ vị trí tổng thống từ năm 2003- 2008) cũng như nhiều người tiền nhiệm, danh tiếng cũng bị hoen ố vì bê bối tham nhũng của anh trai và bạn bè tỉ phú.
Vụ bê bối được điều tra sau khi ông Roh từ chức. Giữa những cuộc điều tra và chỉ trích mạnh mẽ, ông Roh đã tự tử tại vách núi sau nhà riêng ở Bonghwa, Gyeongsang ngày 23/5/2009.
Bà Park Geun-hye.
Gần đây nhất là bà Park Geun-hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, cầm quyền vào năm 2013.
Bà Park bị truy tố vì âm mưu với người bạn thân lâu năm, bà Choi Soon-sil, để ép các tập đoàn lớn, trong đó có Samsung tài trợ 77,4 tỷ won cho hai quỹ mà bà Choi kiểm soát, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.
Vụ bê bối này đã khiến bà bị Tòa án Hiến pháp cách chức vào ngày 10/3/2017. Cựu lãnh đạo 66 tuổi này đã phải chịu mức án phạt 32 năm tù và nộp phạt 20 tỷ won (17,8 triệu USD).
(VNF) - Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế quan mới, thị trường tài chính toàn cầu đã phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến biến động đáng kể trong chứng khoán, tiền tệ, giá vàng, giá dầu, và cả hoạt động M&A.
(VNF) - Thuế quan "Ngày giải phóng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể định hình lại ngành thời trang, vốn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là từ các nước châu Á. Các thương hiệu sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, đẩy gánh nặng lên người tiêu dùng, hình thành nên một môi trường đầy biến động trong thương mại quốc tế.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 đã ám chỉ rằng ông có thể cắt giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh cho phép ByteDance, chủ sở hữu TikTok của Trung Quốc, thoái vốn khỏi ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này để tránh lệnh cấm ở Mỹ.
(VNF) - Sau màn công bố thuế đối ứng gây bão của Tổng thống Mỹ Donald Trump, câu hỏi lớn nhất hiện tại là thuế đối ứng được tính dựa trên công thức nào.
(VNF) - Thị trường chứng khoán Phố Wall đã hứng chịu mức lỗ nặng nề khi cả 3 chỉ số chính ghi nhận mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ năm 2020, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan sâu rộng trong 'Ngày giải phóng'.
(VNF) - Cuộc chiến thương mại đang leo thang trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald. Đây được xem là một thách thức đối với tất cả các nền kinh tế châu Á, cả lớn và nhỏ, trong thời đại mà khu vực đông dân nhất thế giới này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
(VNF) - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi mức thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump "không nên trả đũa".
(VNF) - "Đợt áp thuế quan lớn nhất từ trước đến nay của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi đi một thông điệp rõ ràng tới các công ty Mỹ và nước ngoài: Kỷ nguyên toàn cầu hóa đã kết thúc", theo Wall Street Journal.
(VNF) - Mức thuế mới 46% của Mỹ đối với Việt Nam có thể sớm làm tăng chi phí cho các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, đồ nội thất và đồ chơi, và một số tập đoàn trong số đó có thể tăng giá cho người tiêu dùng.
(VNF) - Các quốc gia Đông Nam Á, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mức thuế quan đối ứng quy mô lớn được chính quyền Trump công bố vào 2/4. Tuy nhiên, theo giới phân tích, có nhiều dấu hiệu cho thấy những con số về thuế quan đối ứng thực chất đã bị thổi phồng, hoặc thậm chí được tạo ra một cách tùy tiện.
(VNF) - Mỹ đã áp mức thuế quan lớn nhất từ trước đến nay đối với hầu hết các sản phẩm của Trung Quốc, nâng tổng mức thuế lên ít nhất 54%, một động thái có thể làm giảm mạnh lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang nền kinh tế lớn nhất thế giới.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ổn, mức thuế “Ngày giải phóng” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố không chỉ đặt ra thách thức lớn với các đối tác thương mại mà còn có nguy cơ gây ra một cuộc chiến thuế quan diện rộng.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đóng lỗ hổng thương mại được sử dụng để vận chuyển các gói hàng giá trị thấp miễn thuế từ Trung Quốc, được gọi là "de minimis", theo Nhà Trắng.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế ít nhất 10% đối với các quốc gia có hàng xuất khẩu sang Mỹ, ngoại trừ một quốc gia đáng chú ý: Nga.
(VNF) - Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế quan toàn diện nhất từ trước đến nay của chính quyền ông, bao gồm mức thuế vượt quá 30% đối với các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam như một phần của làn sóng thuế đối ứng toàn cầu mới được công bố hôm 2/4.
(VNF) - Trong 2 tháng đầu nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã 2 lần giáng đòn thuế quan lên Trung Quốc và Bắc Kinh tỏ ra hầu như không hề nao núng. Tuy nhiên mức thuế quan trong “Ngày giải phóng” được cho sẽ là phép thử cuối cùng đối với mối quan hệ của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
(VNF) - Mặc dù nhiều chi tiết vẫn chưa được hé lộ, thông báo chính sách thương mại "Ngày giải phóng" của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được dự đoán sẽ là động thái thuế quan mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của vị tổng thống bị ám ảnh bởi thuế quan nhất trong lịch sử hiện đại.
(VNF) - Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) vừa bàn giao chiếc máy bay C909 đầu tiên cho Lao Airlines. Đây là lần đầu tiên máy bay phản lực chở khách của Trung Quốc thâm nhập thị trường Lào, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình quốc tế hóa máy bay thương mại của Trung Quốc.
(VNF) - Những tỷ phú giàu nhất thế giới tiếp tục đối mặt với sự sụt giảm tài sản đáng kể trong năm 2024, và xu hướng này chưa có dấu hiệu cải thiện trong quý I/2025. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị tài sản của 10 tỷ phú hàng đầu đã "bốc hơi" tới 203 tỷ USD.
(VNF) - Khoản đầu tư 40 tỷ USD định giá nhà sản xuất ChatGPT ở mức 300 tỷ USD, bao gồm cả vốn mới. Theo PitchBook, con số này gần gấp 3 lần số tiền mà một công ty công nghệ tư nhân trước đây huy động được.
(VNF) - Tại Washington, việc 2 cảng tại Kênh đào Panama được bán cho liên doanh do công ty Mỹ BlackRock đứng đầu được coi là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Mỹ đang mở rộng ở khu vực Trung Mỹ. Nhưng ở Trung Quốc, đây được coi là “chiến trường chính” trong sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
(VNF) - Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.