'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đây là doanh nghiệp thứ 3 nhận được sự ủng hộ lập hãng hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, sau Vinpearl Air và Vietravel Airlines.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý chuyên ngành vẫn đưa ra nhiều khuyến cáo quan trọng với Cánh Diều.
Trong văn bản, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng nêu rõ, việc có thêm các hãng hàng không Việt Nam mới sẽ đa dạng hóa sản phẩm, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn, tăng thêm yếu tố thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng tự do hoá, có tính cạnh tranh cao và phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực cũng như trên thế giới.
Tuy nhiên, việc Công ty Thiên Minh dự kiến vào năm 2025 khai thác 30 tàu bay, bao gồm 15 tàu bay ATR-72 và 15 tàu bay A321 cần phải được xem xét lại về khía cạnh tính hiệu quả của đội tàu bay ATR-72 cũng như năng lực, nguồn lực để khai thác đội tàu bay với quy mô 30 chiếc.
Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo Thiên Minh chỉ nên khai thác từ 20-25 chiếc vào năm 2025.
Đánh giá về sự phù hợp của dự án với năng lực kết cấu hạ tầng, Cục Hàng không Việt Nam chỉ rõ “nội dung dự án chưa thống nhất”.
Cụ thể, dự án chọn Cảng Hàng không Chu Lai làm sân bay căn cứ và sử dụng Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng làm nơi đậu tàu bay qua đêm trong 2 năm đầu, các Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn làm nơi đậu tàu bay trong giai đoạn tiếp theo là phù hợp với quy hoạch.
Tuy nhiên, trong nội dung về mạng đường bay dự kiến khai thác, dự án lại thể hiện đội tàu bay được đỗ qua đêm tại 3 cảng Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Điều này cho thấy, nội dung dự án chưa thống nhất.
Ngoài ra, cơ quan quản lý chuyên ngành hàng không còn yêu cầu Thiên Minh phải báo cáo về phương án đảm bảo tính đồng bộ của sân bay căn cứ, bao gồm hạ tầng lưu trú của tổ bay, dịch vụ xăng dầu, suất ăn, dịch vụ mặt đất, phương án bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và phương án xây dựng, sử dụng hangar (nhà để máy bay) tại các cảng hàng không.
Một điểm đáng lưu ý trong khuyến cáo của Cục Hàng không Việt Nam liên quan đến tài chính của dự án.
Cụ thể, dự án thành lập Hãng hàng không Cánh Diều là 1.000 tỷ đồng và dự kiến trong 3 năm đầu khai thác sẽ lỗ lũy kế hơn 350 tỷ đồng.
Như vậy, vốn tối thiểu của Công ty Thiên Minh không đáp ứng quy định về vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế và nội địa với đội bay đến 30 chiếc là 1.000 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định 92/2016/NĐ- CP quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Đánh giá về mạng bay, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong năm đầu tiên khai thác (năm 2020), Công ty Thiên Minh chỉ khai thác các đường bay nội địa từ Nội Bài, Chu Lai, Đà Nẵng đến các cảng hàng không địa phương như: Điện Biên, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Cà Mau, Côn Đảo, Rạch Giá và chỉ khai thác đường bay từ Tân Sơn Nhất đi Côn Đảo.
Tổng số chuyến bay khai thác tại Cảng Hàng không Nội Bài là 21 chuyến/tuần, tại Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất là 21 chuyến/tuần và tại Cảng Hàng không Đà Nẵng, Cảng Hàng không Chu Lai là 63 chuyến/tuần.
Bắt đầu từ năm khai thác thứ 3 (năm 2022), tần suất khai thác tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài tăng từ 21 chuyến lên 103 chuyến/tuần và tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là từ 21 chuyến lên 78 chuyến/tuần.
Đến năm khai thác thứ 5 (năm 2024), tổng số chuyến bay khai thác tại Nội Bài là 163 chuyến/tuần, tại Tân Sơn Nhất là 161 chuyến/tuần và tại Đà Nẵng/Chu Lai là 138 chuyến/tuần.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, dự án thành lập Hãng hàng không Cánh Diều đã nhận diện được khó khăn về hạ tầng cảng hàng không cho giai đoạn sắp tới, đặc biệt là tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Để tránh gây áp lực lên các cảng hàng không quốc tế này, trong năm đầu tiên, Công ty Thiên Minh chỉ tập trung khai thác các đường bay từ khu vực miền Trung đi/đến các vùng Nam Trung bộ, Nam bộ và chỉ khai thác duy nhất đường bay từ Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đi/đến Côn Đảo, 3 đường bay từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đi/đến các Cảng Hàng không Điện Biên, Vinh và Chu Lai. Đến năm khai thác thứ 3, công ty bắt đầu mở rộng khai thác các đường bay từ Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Nội Bài đi/đến các cảng hàng không trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, kế hoạch này chỉ có thể khả thi trong trường hợp các dự án mở rộng và xây mới nhà ga hành khách tại hai Cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, cùng với Cảng hàng không Long Thành được thực hiện và đưa vào khai thác theo đúng tiến độ giai đoạn từ năm 2023 - 2025.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.