'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lý do chủ yếu chủ nhân các khách sạn rao bán tài sản gấp là do nợ ngân hàng, kinh doanh thua lỗ. Hầu hết các khách sạn được rao bán đều có vị trí đắc địa, thuộc các quận khu vực trung tâm.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh doanh thua lỗ phải đóng cửa nên gia đình ông Thắng buộc phải bán gấp khách sạn cao cấp ngay gần chợ Bến Thành (quận 1). Theo ông Thắng, khách sạn do gia đình đầu tư có tới 25 phòng hạng sang, thiết kế hiện đại, chủ yếu phục vụ khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, dịch kéo dài, khách sạn không hoạt động mà vẫn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ để bảo trì, vệ sinh hằng ngày.
“Vì cần tiền, bán rất gấp nên tôi chỉ rao 90 tỷ đồng, chính chủ không qua môi giới nên chắc chắn rẻ hơn thị trường” - ông Thắng nói. Ông cho biết đã rao bán mấy tháng nay nhưng rất ít người hỏi mua vì mùa dịch, khách ngại đi xem. Hơn nữa, giá trị nhà cũng lớn nên đối tượng mua rất hạn chế.
Những khách sạn có sao giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng cũng đang được rao bán. Một khách sạn ba sao mặt tiền đường Bùi Thị Xuân (quận 1), quy mô 10 tầng được rao bán với giá lên tới 190 tỷ đồng. Nhân viên môi giới thông tin với chúng tôi khách sạn này có sân thượng, 50 phòng, trước dịch thu nhập mỗi tháng lên tới 700-800 triệu đồng/tháng, cao điểm du lịch còn nhiều hơn.
“Do chủ khách sạn vay nợ ngân hàng và sắp tới đi định cư nước ngoài nên muốn bán gấp mới có giá đó” - nhân viên này nói.
Đáng chú ý, có cả khách sạn bốn sao trên đường Lý Tự Trọng (quận 1) cũng được rao bán với mức giá “khủng” là 900 tỷ đồng. Nhân viên môi giới xác nhận khách sạn này rao bán là thật, tòa nhà có một hầm và chín lầu, quy mô 90 phòng đạt chuẩn bốn sao.
Tính riêng trong tháng 7, đại diện một trang tin mua bán bất động sản cho biết đã nhận tới hàng trăm thông tin rao bán khách sạn ở TP. HCM, nhiều nhất ở các khu vực quận 1, quận 3 và các quận gần trung tâm như quận 10, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình…
Theo đại diện trang này, các khách sạn rao bán phần lớn đều thông qua môi giới, trang đã yêu cầu cung cấp liên hệ chính chủ và kiểm tra các giấy tờ pháp lý liên quan để xác thực mới nhận đăng. “Nhiều khách sạn rao nhiều lần trong năm ngoái nhưng vẫn không bán được nên tiếp tục đăng tin. Những KS giá trị cao thực sự rất hiếm người hỏi mua” - vị này chia sẻ.
TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, cho biết trước đây, những khách sạn ở quận 1 như khu vực Lý Tự Trọng, Bùi Thị Xuân... không phải là hàng để rao bán vì đều có vị trí rất đẹp. Ngoài kiến trúc riêng thì cảnh quan với những hàng cây cổ thụ cao vút hàng trăm năm làm nên thương hiệu Sài Gòn là đặc điểm mà các quận mới không thể có. Điều đáng nói, chủ của những tòa nhà này không phải dân yếu tiền lướt sóng để dễ dàng bán ra khi thị trường lưu trú mới đóng băng hơn một năm.
Thế nhưng, các khách sạn “không dành để bán” này lại đang được rao bán nhiều và sẵn sàng giảm giá là hiện tượng chưa từng có. Theo TS Hiển, nguyên nhân có thể do các chủ đầu tư quá tự tin vào tài sản này nên mua nhiều bất động sản khác. Họ có thể vay với mức lên tới 70%-80% và giờ kẹt tiền các nơi, không xoay xở được nên phải rao bán.
Lý do khác là các chủ khách sạn lo sợ dịch Covid-19 kéo dài, ảnh hưởng đến kinh tế, du lịch TP. HCM nên họ rao bán để đảm bảo tiền về tay.
“Sắp tới, làn sóng rao bán KS sẽ còn diễn ra nhiều hơn, đặc biệt là những chủ khách sạn vay vốn ngân hàng 70%-80% để đầu tư, kinh doanh khách sạn. Dịch kéo dài, không có nguồn thu thì tất yếu phải bán hoặc bị ngân hàng xiết nợ” - TS Hiển dự báo.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, cho biết nửa cuối năm 2021, nếu dịch bệnh kéo dài sẽ khiến thị trường bất động sản khối văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ và khách sạn càng khó khăn hơn. Đối mặt với những khó khăn đó, các doanh nghiệp đã tái cấu trúc, tái cơ cấu để ổn định về chi phí, lợi nhuận và có những chiến lược khác để phòng vệ.
Khi đầu tư vào cao ốc, văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn dịch vụ, thông thường thời gian hoàn vốn là trong 10 năm, do đó 1-2 năm khó khăn không phải là một vấn đề quá lớn. Hiện tại, các khách sạn, trung tâm thương mại trên thị trường Việt Nam hầu hết đã hoạt động được 5-7 năm, vậy nó đã có được dòng tiền tích lũy.
Tuy nhiên, với nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn thì sẽ rất khó khăn để duy trì. “Lúc này sẽ có những nhà đầu tư trong nước, nước ngoài có tiềm lực tài chính tiến hành hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A)” - TS Khương phân tích.
Ngân hàng cũng ồ ạt bán thanh lý khách sạn Ngân hàng BIDV mới đây thông báo đang lựa chọn doanh nghiệp thẩm định khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại Thiên Tân. Khoản nợ được đảm bảo bởi toàn bộ nhà hàng, KS của công ty này tại TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, BIDV cũng đang rao bán một khoản nợ khủng có tài sản đảm bảo là nhà hàng, tiệc cưới. Đơn cử như Chi nhánh Phú Tài bán đấu giá khoản nợ có dư nợ hơn 1.000 tỷ đồng, tài sản đảm bảo có một trung tâm hội nghị tiệc cưới tại quận 7. Vietcombank cũng rao bán thanh lý một khách sạn 12 tầng gần bãi biển Mỹ An (Đà Nẵng) với giá khởi điểm 74,3 tỉ đồng. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.