Hàng loạt nhà đầu tư đổ về, Khánh Hòa cần gấp 3.000ha đất công nghiệp
Khánh Hồng -
25/04/2025 08:45 (GMT+7)
(VNF) - Sự quan tâm mạnh mẽ từ nhiều nhà đầu tư lớn đang mở ra cơ hội chuyển mình cho công nghiệp Khánh Hòa. Tuy nhiên, bài toán về quỹ đất lại trở thành lực cản không nhỏ, buộc tỉnh phải có những giải pháp quyết liệt để tận dụng cơ hội vàng này.
Loạt nhà đầu tư đề xuất đầu tư khu công nghiệp
Tại Khánh Hòa, hiện nay, nhiều nhà đầu tư lớn đã và đang bày tỏ sự quan tâm đầu tư xây dựng khu công nghiệp (KCN), với những đề xuất dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng.
Mới đây nhất, dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng do Công ty CP Phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ làm chủ đầu tư đã được chính thức động thổ. Dự án có tổng vốn hơn 1.807 tỷ đồng, quy mô 288ha, trải dài qua địa bàn xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh) và xã Ninh Thọ (thị xã Ninh Hòa).
Dự kiến, KCN này sẽ ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử, viễn thông, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới, năng lượng sạch và công nghiệp chế biến.
Lễ động thổ dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng.
Trước đó, liên danh Công ty CP Shinec và Công ty CP Chứng khoán SSI đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, đề xuất triển khai 2 dự án KCN sinh thái và năng lượng tái tạo tại xã Ninh Sơn và KCN Ninh Diêm 1, với tổng quy mô hơn 700ha, vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Cũng tại Khánh Hòa, liên danh giữa Tổng Công ty Becamex IDC và KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) đang đề xuất hai dự án trọng điểm gồm KCN - đô thị - dịch vụ Ninh Xuân (2.500ha) và Khu đô thị dịch vụ - giáo dục - logistics Diên Khánh (500 ha), với tổng vốn lên tới gần 30.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho hay, chưa bao giờ tỉnh có nhiều nhà đầu tư chiến lược cùng lúc đề xuất đầu tư KCN như hiện nay. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tiềm năng công nghiệp của Khánh Hòa đang được đánh thức, nhưng đồng thời cũng đặt ra áp lực lớn cho chính quyền trong việc hoàn thiện quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật phục vụ các dự án.
Bài toán quỹ đất công nghiệp
Dù nhu cầu đầu tư vào công nghiệp của Khánh Hòa đang tăng mạnh, nhưng thực tế lại cho thấy tỉnh đang gặp vướng mắc lớn về chỉ tiêu sử dụng đất dành cho khu công nghiệp.
Theo Quyết định ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ tiêu đất KCN được phân bổ cho Khánh Hòa là 743ha đến năm 2025 và 1.120ha đến năm 2030. Tuy nhiên, đến nay, diện tích đất KCN đã thành lập trên địa bàn đã lên tới 632,6ha, với 3 khu chính gồm: KCN Suối Dầu (136,7ha), KCN Ninh Thủy (207,9ha) và KCN Dốc Đá Trắng (288ha).
Tỉnh Khánh Hòa đang đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất để thu hút đầu tư khu công nghiệp.
Như vậy, tỉnh chỉ còn lại 110,4ha đất KCN được phép sử dụng đến năm 2025 và 487,4ha đến năm 2030. Trong khi đó, theo kế hoạch phát triển, Khánh Hòa đang hướng đến việc hình thành thêm ba KCN lớn gồm: KCN Nam Cam Ranh (352ha), KCN Ninh Diêm 3 (290ha) và KCN Ninh Xuân (1.000ha).
Tuy nhiên, hiện nay, các dự án KCN này đang được nhà đầu tư đề xuất nên chỉ tiêu này làm hạn chế việc thu hút đầu tư 3 KCN này trong giai đoạn đến 2025.
Không dừng lại ở đó, để hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị về phát triển Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, địa phương đã chủ động nghiên cứu, bổ sung nhiều KCN mới, nâng tổng diện tích dự kiến lên 4.440 ha. Tuy nhiên, nếu không được điều chỉnh chỉ tiêu đất, các dự án này khó có thể triển khai trước năm 2030.
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa qua, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong tháng 2/2025, tỉnh đã tiếp ba nhà đầu tư lớn nhất cả nước đến làm việc và định vị vị trí cho các KCN nằm ngay các tuyến cao tốc.
Từ nay đến năm 2027, tỉnh dự kiến phát triển gần 3.000ha đất công nghiệp. Nếu được tháo gỡ về chỉ tiêu, đây sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tới của tỉnh.
UBND tỉnh Khánh Hòa hiện đã gửi báo cáo đến các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị xem xét điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất. Việc sớm được tháo gỡ sẽ giúp tỉnh hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, đón đầu làn sóng đầu tư mạnh mẽ đang hình thành.
(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.
(VNF) - Không ồn ào như các dự án tỷ đô trong lĩnh vực điện tử hay ô tô, dòng vốn từ Nhật Bản âm thầm chảy vào ngành nhựa và công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam với độ tập trung cao, công nghệ sạch và định hướng lâu dài.
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
(VNF) - Mới đây, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Danh mục 23 dự án điện lực với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 40.000tỷ, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.
(VNF) - Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư cho dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng Phân khu B - Khu công nghiệp Nam Thăng Bình. Dự án có vốn đầu tư 3.400 tỷ đồng, do một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn BIN Corporation làm chủ đầu tư.
(VNF) - Ông Trần Bá Dương cho biết Thaco có thể đáp ứng tối thiểu 159.120 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,26 tỷ USD và có thể đến 20% tổng vốn đầu tư của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
(VNF) - Dự án Bến cảng lỏng/khí hơn 5.400 tỷ đồng nhằm phục vụ kho dự trữ LNG, LPG tại Khu bến Liên Chiểu được Đà Nẵng bổ sung vào danh mục thu hút đầu tư.
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
(VNF) - Nhật Bản là nhà đầu tư có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, với sự hiện diện dày đặc của các tên tuổi như Toyota, Honda, Suzuki, Mazda và Mitsubishi. Không chỉ cạnh tranh thị phần, các hãng còn âm thầm triển khai chiến lược nội địa hóa, phát triển chuỗi cung ứng...
(VNF) - Có 4 nhà đầu tư tên tuổi lớn trong lĩnh vực năng lượng đã đăng ký thực hiện dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị Win 1, trong đó có liên danh của ông chủ Tập đoàn Adani (Ấn Độ) – người giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của thế giới đăng ký thực hiện.
(VNF) - Hơn 4.000 MW điện mặt trời và điện gió đã xây dựng xong nhưng chưa được ký hợp đồng mua bán điện (PPA) hoặc bị cắt giảm công suất thường xuyên do không giải tỏa được lưới.
(VNF) - Hòa Phát vừa ký hợp đồng hợp tác với đối tác Đức về cung cấp công nghệ, dây chuyền, dự kiến cho xuất xưởng sản phẩm thép ray cao tốc đầu tiên trong quý I/2027.
(VNF) - Dự án mở rộng cao tốc La Sơn – Hòa Liên dài 65km với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng vừa được khởi công, nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Huế và Đà Nẵng theo quy hoạch cao tốc Bắc – Nam.
(VNF) - Phủ sóng trên mọi lĩnh vực từ công nghiệp chế tạo đến bán lẻ, bất động sản và ngân hàng, các doanh nghiệp Nhật Bản đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Với hơn 5.500 dự án và gần 80 tỷ USD vốn đầu tư, Nhật Bản đang gia tăng hiện diện không chỉ về lượng vốn mà cả chất lượng công nghệ và mô hình quản trị một cách đậm nét trên bản đồ kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Sóc Trăng đang tăng tốc phát triển công nghiệp với hàng loạt khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) quy mô lớn được quy hoạch và mở rộng, tiêu biểu là KCN Phú Mỹ 1.500ha. Các dự án nghìn tỷ đồng này hứa hẹn tạo cú hích cho tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương.
(VNF) - Dự án Khu đô thị Thiên Đường Sông Khoai tại xã Sông Khoai và phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh đang kêu gọi nhà đầu tư thực hiện dự án.
(VNF) - Theo TS Lê Hải Hưng, nếu không chuẩn bị sớm để tham gia vào thị trường carbon, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội. Trước tiên là cơ hội xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM). Chậm chân hơn nữa, Việt Nam có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng xuất khẩu cho thị trường có quy định này”, ông Hưng cảnh báo.
(VNF) - Thống đốc NHNN từng thừa nhận, việc thúc đẩy dòng vốn vào lĩnh vực xanh còn nhiều trở ngại, trong đó đáng kể nhất là việc các tổ chức tín dụng gặp khó do chưa có hướng dẫn cụ thể về phân loại xanh. Việc chậm ban hành danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia đang cản trở dòng vốn đầu tư vào các dự án xanh, bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tùng Anh – Giám đốc Dịch vụ Tài chính bền vững, FiinRatings.
(VNF) - Nếu chậm trễ chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí tuân thủ tăng cao khi các quy định quốc tế chính thức có hiệu lực. Rủi ro mất thị trường là hiện hữu nếu doanh nghiệp không kịp thích ứng với các yêu cầu về CBAM, ESG hay các quy định chống biến đổi khí hậu từ đối tác toàn cầu.
(VNF) - Phú Yên đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu công nghiệp Hòa Tâm (giai đoạn 1) với tổng vốn hơn 4.188 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp chuyên ngành luyện kim do một công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát làm chủ đầu tư.
(VNF) - Sự phát triển đường sắt cao tốc trên thế giới không chỉ phản ánh trình độ công nghệ của mỗi quốc gia mà còn cho thấy tầm nhìn chiến lược về kết nối, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
(VNF) - Ban quản lý vịnh Hạ Long vừa tạm dừng hợp đồng về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên vịnh Hạ Long đối với tàu du lịch Thịnh An 88, QN-8618.
(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.