'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như VietnamFinance đã thông tin tại bài viết trước, một doanh nghiệp khá ít tuổi là Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Giang (Tập đoàn Phú Giang), vừa được UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho khu đất "vàng" có diện tích 1.984,8m2 tại phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh để xây dựng khách sạn 5 sao.
Động thái này của chính quyền Bắc Ninh thu hút nhiều sự chú ý của dư luận, nhiều người không những băn khoăn về kinh nghiệm cũng như năng lực của chủ đầu tư mới mà còn khá quan tâm đến giới chủ đằng sau pháp nhân này.
Để rộng đường dư luận, VietnamFinance đã tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về người đại diện pháp luật, kiêm cổ đông lớn sở hữu 35% vốn của Tập đoàn Phú Giang, đó là doanh nhân Nguyễn Nhân Phượng (sinh năm 1951).
Được biết, "sếu đầu đàn" trong hệ sinh thái của ông Phượng là Công ty Giấy và bao bì Phú Giang (Công ty Phú Giang), được phát triển từ một nhà máy giấy bao bì vào đầu thập niên 90 và đến nay, doanh nghiệp này trở thành "ông lớn" trong ngành sản xuất giấy, bao bì với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng doanh thu là thế nhưng Công ty Phú Giang vẫn duy trì hiệu suất sinh lời (doanh thu/lợi nhuận) khiêm tốn, dao động ở mức rất thấp so với con số 1%. Ví dụ như năm 2017, biên lợi nhuận thuần chỉ đạt 0,07%, tức thu về 1.000 đồng mới lãi 7 đồng. Đó là chưa kể một năm trước đó (năm 2016), tình hình kinh doanh của Công ty Phú Giang còn bi quan hơn với khoản lỗ hơn 4 tỷ đồng.
Đặc biệt hơn, sự ảm đạm này như một nét "truyền thống" đối với nhóm doanh nghiệp trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Nhân Phượng, đơn cử như Công ty Cổ phần Phú Lâm (Công ty Phú Lâm).
Theo tìm hiểu, Công ty Phú Lâm được thành lập vào ngày 11/9/2009, hiện vốn điều lệ là 19 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bột giấy, giấy và bìa (mã 1701). Doanh nghiệp được sở hữu 3 cá nhân, đứng đầu là ông Phượng với 47% vốn, theo sau đó là ông Nguyễn Nhân Cường (sinh năm 1990) với 24% vốn và bà Ngô Thị Lan (sinh năm 1952) nắm giữ 29% còn lại.
Trong giai đoạn 2016-2019, theo tài liệu mà VietnamFinance có được, doanh thu của Công ty Phú Lâm liên tục gia tăng, từ 29,1 tỷ đồng đã nhanh chóng chinh phục ngưỡng 63,9 tỷ đồng. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn báo lỗ đều đặn trong khoảng thời gian này, lần lượt ở mức 1,1 tỷ đồng, 326,8 triệu đồng, 1,2 tỷ đồng và duy nhất năm 2019 có lãi vỏn vẹn 361 triệu đồng, tức hệ số sinh lời 0,5%.
Như vậy, với việc ghi nhận lỗ hàng năm, Công ty Phú Lâm không những có khoản chi đóng thuế thấp giống như Công ty Phú Giang, mà 3 năm liên tiếp pháp nhân này còn không phải thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kinh doanh sa sút khiến cho vốn chủ sở hữu cuối năm 2019 của Công ty Phú Lâm còn 17,7 tỷ đồng, thấp hơn vốn điều lệ 1,3 tỷ đồng. Để có nguồn tiền hoạt động, doanh nghiệp chiếm dụng vốn ngoài hơn 18 tỷ đồng, cấu thành từ các khoản nợ phải trả.
Một doanh nghiệp cũng có bức tranh tài chính khá kém sắc, đó là Công ty Cổ phần Bông sen Bắc Ninh (Bông sen Bắc Ninh), nơi ông Phượng đang giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị. Đơn vị này có vốn điều lệ lên đến 258 tỷ đồng, là chủ đầu tư dự án Phoenix Tower Bắc Ninh, tọa lạc tại khu đất "vàng" ngã 6 Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Trần Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh.
Nhiều khả năng, ngoài pháp nhân dự án, Bông sen Bắc Ninh không có hoạt động kinh doanh nào khác nên doanh thu những năm gần đây chỉ đạt vài trăm triệu đồng, cụ thể năm 2018 là 507 triệu đồng, năm 2019 là 208,1 triệu đồng. Cũng trong khoảng thời gian này, Bông sen Bắc Ninh báo lỗ gần 500 triệu và 6,8 tỷ đồng ở năm kế tiếp.
Tính đến cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn 250 tỷ đồng, trong đó tổng nợ lên đến hơn 600 tỷ đồng, tức hệ số D/E là 2,4 lần.
Có nhiều nét tương đồng, Công ty Cổ phần Giấy Phú Xuân Giang (Giấy Phú Xuân Giang), doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bột giấy, giấy liên quan đến ông Phượng cũng ghi nhận tình trạng bết bát những năm vừa qua.
Theo đó, giai đoạn 2016-2019, doanh thu của Giấy Phú Xuân Giang lần lượt ở mức 84,2 tỷ đồng, 82,3 tỷ đồng, 105,7 tỷ đồng và 43,9 tỷ đồng. Với nguồn thu trồi sụt với sự thăng giáng mạnh, Giấy Phú Xuân Giang lỗ ròng 12,4 tỷ đồng, 1,2 tỷ đồng và 896 triệu đồng từ năm 2016-2018; chỉ riêng năm 2019, doanh nghiệp mới đảo chiều có lãi 406 triệu đồng, tuy nhiên vẫn rất ảm đạm với hệ số sinh lời gần 1%.
Trong khi đó, Giấy Phú Xuân Giang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức rất cao, với vốn chủ sở hữu 20,2 tỷ đồng, khối nợ phải trả đã treo ở ngưỡng 143 tỷ đồng, cao gấp 7 lần. Điều này tiềm ẩn không ít rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp.
(Còn nữa)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.