Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với doanh thu thuần giảm 19% so với cùng kỳ, xuống 2.614 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu theo quý thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại của PVS.
Nhờ tốc độ giảm nhanh hơn của giá vốn (20%) so với doanh thu, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp chỉ giảm 7% so với cùng kỳ, đạt 179 tỷ đồng.
Trong kỳ, doanh thu tài chính của PVS ghi nhận là 75 tỷ đồng, giảm 32%; chi phí tài chính giảm 44% còn 19 tỷ đồng. Mặc dù chi phí bán hàng được tiết giảm 12% về mức 22 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh 54% lên mức 191 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chính gặp khó, PVS có được khoản lợi nhuận từ nhóm công ty liên doanh, liên kết khá tích cực với 157 tỷ đồng, cao hơn gần 5 lần so với quý I/2020.
Theo PVS, kết quả tăng trưởng này là tới từ các công ty liên doanh, liên kết hoạt động trong lĩnh vực cung cấp kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO, FPSO).
Kết quả, lợi nhuận sau thuế cuối quý I của PVS đạt 164 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Với kế hoạch kinh doanh lần lượt là 10.000 tỷ đồng doanh thu và 560 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, PVS đã hoàn thành 26% và 29% mục tiêu cả năm.
Tại ngày 31/3/2021, tổng tài sản của PVS đạt trên 24.600 tỷ đồng, giảm 6% so với hồi đầu năm. Trong đó, mức giảm chủ yếu đến từ khoản tiền, tiền gửi ngân hàng và khoản phải thu ngắn hạn.
Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho lại tăng thêm 12% lên mức 2.428 tỷ đồng, trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gần 2.008 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn là các dự án Gallaf, Sao Vàng Đại Nguyệt, Tổ hợp hóa dầu miền Nam, LNG Thị Vải.
Về nguồn vốn, nợ phải trả giảm hơn 1.832 tỷ đồng về 11.563 tỷ đồng, chủ yếu do giảm khoản phải trả người bán ngắn hạn. Tổng nợ đi vay hết quý l là 1.234 tỷ đồng, chiếm 5% tổng nguồn vốn.
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 13.037 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 4.111 tỷ đồng.
Năm 2021, PVS dự báo ngành dầu khí ngày càng khó khăn khi chịu tác động kép từ đại dịch và sự lao dốc kỷ lục của giá dầu. Toàn ngành tiếp tục phải đương đầu với những rủi ro không thể kiểm soát, triển vọng giá dầu trong trung và dài hạn tương đối u ám.
Mặt khác, kỳ vọng về nhu cầu dầu khí toàn thế giới vốn đã kém khả quan nay lại càng trở nên tiêu cực hơn trước tác động của dịch Covid-19.
Trong bối cảnh đó, PVS dự kiến tập trung tối đa các nguồn lực đẩy mạnh và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyên ngành chất lượng, tích cực đẩy mạnh công tác marketing mở rộng thị trường nước ngoài...
Trên thị trường, kết phiên giao dịch sáng 4/5, cổ phiếu PVS giảm 500 đồng xuống vùng 19.600 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.