Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông với mục tiêu doanh thu năm 2021 đạt 10.000 tỷ đồng (giảm 49,6% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 560 tỷ đồng, giảm 23,8%.
Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm nay của PVS thấp hơn lần lượt 33,3% và 12,5% kế hoạch của năm 2020, được đưa ra dựa trên giả định lượng công việc thấp hơn cho mảng cơ khí và dầu khí.
Trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2021 thấp hơn 29,5% dự báo của VCSC, tuy nhiên, cũng lưu ý rằng PVS thường thận trọng trong việc đề ra hoạch kinh doanh khi lợi nhuận ròng thực tế cao hơn 20%-60% mục tiêu đã đề ra trong 5 năm qua.
Về kế hoạch chia cổ tức, PVS đề xuất tỷ lệ năm 2020 và 2021 là 7% bằng tiền mặt (lợi suất 2,9%), thấp hơn 30% so với dự báo hiện tại của VCSC là 10%, tương đương 1.000 đồng/cổ phiếu (lợi suất 4,2%).
VCSC cho biết sẽ tham gia đại hội cổ đông diễn ra ngày 28/4 để ghi nhận thêm thông tin chi tiết về kế hoạch cổ tức này. Hiện VCSC đang có khuyến nghị phù hợp thị trường với giá mục tiêu 23.000 đồng/cổ phiếu.
Với giá đóng ngày 9/4 là 23.800 đồng/cổ phiếu, PVS đang giao dịch tại P/E dự phóng năm 2021 là 18,2 lần và EV/EBITDA là 6,2 lần, dựa theo dự báo của VCSC.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) hiện đang quản lý 22 cảng hàng không trên cả nước (9 cảng hàng không quốc tế và 13 nội địa). Doanh thu của ACV đến từ 3 mảng chính, bao gồm doanh thu dịch vụ hàng không (chiếm 76,7% tổng doanh thu), doanh thu dịch vụ phi hàng không (16,8%) và doanh thu bán hàng (6,5%).
Kết thúc năm 2020, tổng doanh thu của ACV đạt 7.784 tỷ đồng, giảm 57,5% so với cùng kỳ do tác động của dịch bệnh làm lượng hành khách qua các cảng hàng không giảm mạnh.
Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ hàng không đã giảm 59,3% cùng kỳ còn 5.987 tỷ đồng do tác động trực tiếp của lượng hành khách giảm, thêm vào đó là các chính sách giảm thuế phí sân bay theo thông tư 19/2020/TT-BGTVT để hỗ trợ các hãng hàng không.
Doanh thu các dịch vụ phi hàng không giảm chậm hơn ở mức 39% cùng kỳ còn 1.312 tỷ đồng, doanh thu bán hàng cũng giảm 66,6% cùng kỳ còn 503 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu giảm mạnh nhưng các chi phí như khấu hao, chi phí nhân viên… hầu như không đổi hoặc giảm chậm, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm tới 79,2% cùng kỳ, chỉ còn 1.712 tỷ đồng.
Năm 2021, PHS dự phóng số chuyến bay thực hiện sẽ tăng 21,3% cùng kỳ (thấp hơn 30,8% so với năm 2019) khi tình hình dịch bệnh vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, ACV sẽ không còn chịu các chính sách giảm thuế phí sân bay để hỗ trợ các hãng hàng không, doanh thu năm 2021 của ACV kỳ vọng tăng trưởng ở mức 28% đạt 9.963 tỷ đồng.
Cùng với đó, dự phóng các chi phí cố định trong năm sẽ tăng chậm hơn mức tăng trưởng doanh thu, làm biên lợi nhuận gộp kỳ vọng được cải thiện lên 33,2%, tăng 14,8 điểm phần trăm so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế cũng được dự báo khả quan, ước đạt 3.027 tỷ đồng (tăng trưởng 76,7% so với năm trước).
PHS cho rằng, ACV sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi ngành hàng không hồi phục nhờ vị thế gần như độc quyền khi quản lý 22 cảng hàng không của Việt Nam, đồng thời là chủ đầu tư cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Hiện nay, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự phóng ngành hàng không sẽ phục hồi lại mức trước dịch bệnh kể từ năm 2023. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, kỳ vọng CARG của ACV đạt mức 15,8%/năm như mức tăng trưởng trong giai đoạn 10 năm trước dịch bệnh nhờ phát triển kinh tế, du lịch và tăng trưởng quy mô tầng lớp trung lưu.
Mặt khác, về việc hợp nhất tài sản khu bay, chính phủ đã có quyết định giao cho ACV quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại 22 cảng hàng không theo phương thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ ngày 7/12/2020 hết ngày 31/12/2025.
Việc này sẽ hỗ trợ cho ACV với kế hoạch chuyển sàn HoSE trong năm 2021 với kỳ vọng không còn ý kiến loại trừ trong báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, việc hợp nhất tài sản khu bay còn giúp tăng quy mô doanh thu, tăng khả năng huy động vốn ngân hàng để tài trợ cho các dự án đầu tư, mở rộng mới.
Bằng phương pháp DCF và P/B, PHS ước tính giá trị hợp lý của ACV là 85.600 đồng/cổ phiếu, tăng 15,4% so với mức giá hiện tại.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, năm 2020, Công ty Cổ phần Thế giới số (HoSE: DGW) ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 48% và 55% so với cùng kỳ, đạt 12.500 tỷ đồng và 253 tỷ đồng, hoàn thành 123% và 125% kế hoạch năm.
Kết quả tích cực này có được nhờ doanh thu máy tính xác tay tăng do nhu cầu làm việc/học tập tại nhà tăng cao trong thời gian dịch bệnh; điện thoại di động Xiaomi tăng thị phần từ gần 8% trong quý IV/2019 lên 13% tại thời điểm cuối năm 2020 và nguồn doanh thu mới từ các sản phẩm của Apple.
Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa diễn ra đã phê duyệt cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10% (tỷ suất cổ tức là 0,8%) và dự kiến chi trả vào quý II/2021. Ngoài ra, cổ đông hiện hữu sẽ được nhận cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1.
Cổ đông DGW cũng phê duyệt phương án phát hành 1,2 triệu cổ phiếu ESOP với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Doanh nghiệp dự kiến phát hành vào tháng 4-5/2021, sau khi phát hành cổ phiếu thưởng (với tỷ lệ 1:1).
Về quyền chọn mua cho người lao động, đại hội đã thông qua kế hoạch mỗi quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền mua cổ phiếu với mức giá 120.000 đồng/cổ phiếu. Số lượng quyền chọn mua được phát hành sẽ không quá 2,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Thời gian phát hành quyền chọn mua dự kiến vào đầu năm 2022, thời gian thực hiện quyền là 1 năm kể từ ngày phát hành quyền chọn mua.
Năm 2021, mặc dù ban lãnh đạo DGW đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ròng rất thận trọng, chỉ tăng 19% so với cùng kỳ (trong khi lợi nhuận quý I/2021 đã tăng 113% so với cùng kỳ), tuy nhiên SSI nâng ước tính lợi nhuận năm thêm 25% lên 391 tỷ đồng, tương đương mức tăng 54% so với cùng kỳ.
Năm 2022, SSI ước tính lợi nhuận ròng của DGW sẽ tăng thêm 31%. Đặc biệt, với việc Xiaomi tiếp tục giành được thị phần, triển vọng dài hạn từ việc triển khai 5G, và tâm lý tích cực sau khi được thông qua phát hành quyền mua, SSI quyết định định giá lại hệ số P/E mục tiêu từ 11 lần lên 14 lần.
Sử dụng ước tính điều chỉnh 2021-2022 và định giá lại hệ số P/E mục tiêu là 14 lần, SSI đưa ra giá mục tiêu mới là 139.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tỷ suất sinh lời là 14% (bao gồm tỷ suất cổ tức 0,8%).
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.