Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), vừa ký văn bản số 3277/UBCK-PTTT về việc chấp thuận đưa giải pháp xử lý quá tải hệ thống giao dịch vào vận hành.
Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài Chính tại Tờ trình số 108/TTr-UBCK ngày 30/6/2021 của UBCKNN, căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 50, Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Luật Chứng khoán 2019, UBCKNN chấp thuận kiến nghị của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) tại Tờ trình số 19/TTr-SGDHCM ngày 28/6/2021 về việc đưa giải pháp xử lý quá tải hệ thống giao dịch tại HoSE sử dụng phần mềm của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội do Công ty cổ phần FPT cung cấp vào vận hành chính thức từ ngày 5/7/2021.
UBCKNN giao HoSE chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung tại Biên bản kiểm thử với FPT, tổ chức kiểm tra, đánh giá, rà soát kỹ, bảo đảm vận hành hệ thống giao dịch an toàn, thông suốt.
Cùng với đó, HoSE hoàn tất các thủ tục tiếp nhận hệ thống, cung cấp dịch vụ và ký kết thỏa thuận với FPT trước khi hệ thống chính thức đi vào vận hành.
Nhìn lại, từ cuối năm 2020, giới đầu tư tỏ ra rất bức xúc trước tình trạng nghẽn lệnh trên HoSE. Một trong những nguyên nhân đẩy câu chuyện này lên cao trào là đề xuất nâng lô cổ phiếu lên 1.000 đơn vị của lãnh đạo HoSE.
Nhiều chuyên gia đánh giá đây là một đề xuất "tồi", bởi việc dựng hàng rào kỹ thuật quá cao như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến đông đảo nhà đầu tư cá nhân, đi ngược lại với chủ trương phổ cập kênh đầu tư chứng khoán tới người dân của Chính phủ (theo Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chiếm 5% tổng dân số quốc gia, trong khi hiện tại, số lượng tài khoản chứng khoán bằng chưa đầy 3% tổng dân số, con số thực tế sử dụng còn thấp hơn nhiều).
Trước đó, giới đầu tư không có nhiều phản đối với phương án nâng lô cổ phiếu từ 10 đơn vị lên 100 đơn vị, bắt đầu áp dụng từ ngày giao dịch đầu tiên của năm 2021. Điều này cũng đã góp phần quan trọng giúp cải thiện ngưỡng thanh khoản.
Để giảm tải hiện tượng nghẽn lệnh giao dịch chứng khoán, cơ quan quản lý, HoSE và các đơn vị liên quan đã áp dụng nhiều giải pháp khác như: hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao dịch tạm thời sang HNX; HoSE tiếp nhận, xử lý hồ sơ và chấp thuận niêm yết cổ phiếu mới nhưng tạm thời giao dịch trên HNX…., tuy nhiên các biện pháp này chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt khi khá ít doanh nghiệp niêm yết tham gia.
Đến tháng 4/2021, nhờ một số giải pháp kỹ thuật, ngưỡng chịu tải của HoSE đã được nâng lên và hệ thống giao dịch hoạt động tương đối mượt mà.
Tuy nhiên sang tháng 5, lượng lệnh và thanh khoản của thị trường đã tăng rất mạnh. Tính bình quân phiên, giá trị giao dịch trên HoSE đã đạt mức khoảng 22,1 nghìn tỷ đồng mỗi phiên. Đây là con số rất lớn trên HoSE kể từ ngày thành lập và mang tính đột phiên khi so sánh với thời gian gần đây, cụ thể như: tháng 12/2020 - giá trị giao dịch bình quân phiên là 12,7 nghìn tỷ đồng/phiên; từ tháng 1-4/2021 con số này là 16,6 nghìn tỷ đồng/phiên.
Đặc biệt trong phiên sáng 1/6, giá trị giao dịch trên HoSE đã vượt mức 21,7 nghìn tỷ đồng, dẫn tới tình trạng báo động đối với an toàn của hệ thống. Đây là con số kỷ lục, cao nhất từ trước tới nay, khiến UBCKNN và HoSE phải công bố ngừng giao dịch phiên chiều 1/6.
Kể từ đó, nhà đầu tư Việt Nam đối mặt với một tình trạng gây bức xúc và tiềm ẩn rủi ro lớn: nhiều công ty chứng khoán không cho phép sửa, hủy lệnh giao dịch. Điều này gây ra một làn sóng phản ứng tiêu cực rộng lớn trên thị trường chứng khoán, nhất là trong bối cảnh thị trường lao dốc.
Trước tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã yêu cầu Thanh tra Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện thanh tra đối với HoSE.
Trong một cuộc hội thảo về vấn đề nghẽn lệnh diễn ra gần đây, Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng bày tỏ rằng hiện tượng nghẽn lệnh xảy ra là điều rất đáng tiếc, nhất là trong thời điểm thị trường phát triển rất mạnh. "Gần 1/4 thế kỷ tham gia gây dựng thị trường, chúng tôi chỉ mong muốn được như ngày hôm nay, thị trường phát triển về quy mô, giao dịch, huy động vốn… nhưng sự cố nghẽn lệnh làm cho chúng ta gặp rất phiền toái ở trong niềm vui chung đó", ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết khi xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính coi đây là trường hợp khẩn cấp quốc gia, cần phải tập trung mọi nguồn lực, mọi nỗ lực để xử lý dứt điểm, không được để thị trường ngừng nghỉ ngày nào và tạo điều kiện tối đa để nhà đầu tư giao dịch.
"Để tình trạng nghẽn lệnh xảy ra, chúng tôi không chỉ nợ một lời xin lỗi mà nợ nhiều lời xin lỗi. Chúng tôi rất mong các nhà đầu tư thông cảm", ông Dũng nói.
Chia sẻ thêm về hệ thống mới, ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch Công ty FPT IS cho biết hệ thống mới có năng lực xử lý được 3-5 triệu lệnh/ngày và sẽ bỏ cơ chế phân bổ lệnh, các công ty chứng khoán được đẩy lệnh theo đúng năng lực của họ.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.