Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại tọa đàm trực tuyến "Nghẽn lệnh tại HoSE: Thực trạng và giải pháp" do CLB Nhà báo Chứng khoán tổ chức sáng 24/6, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có những chia sẻ liên quan đến việc triển khai dự án hệ thống giao dịch KRX suốt cả thập kỷ nhưng vẫn chưa xong.
"Tại sao 20 năm vừa rồi vẫn chưa làm xong hệ thống? Thứ nhất là do quá trình nhận thức. Dự án này bắt đầu từ năm 2000. Thời điểm đó, cơ quan quản lý cũng như các nhà khoa học, các nhà kinh tế mặc dù có hiểu biết về chức năng, cách thức tổ chức thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng hầu như không ai biết về cách thức vận hành hệ thống giao dịch", ông Dũng nói.
Lý do thứ hai là cơ quan quản lý nhà nước có yêu cầu cao và cầu toàn trong việc thay đổi hệ thống giao dịch, đảm bảo hệ thống hiện đại, đồng bộ và toàn diện.
"Yêu cầu cao, cùng với nhận thức chưa thấu đáo, dẫn tới rất nhiều vấn đề khi triển khai hệ thống, nhất là khi dự án khá phức tạp và Việt Nam thiếu kinh nghiệm quốc tế", ông Dũng cho hay.
"Chúng tôi thừa nhận rằng có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong quá trình thực hiện dự án không lường hết được tình hình, có những lúc chưa thực sự quyết liệt. Năm 2000 có quyết định của Thủ tướng phê duyệt dự án nhưng chúng tôi chưa làm ngay vì lúc đó Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan hỗ trợ hệ thống, lúc đó thị trường chỉ có vài cổ phiếu niêm yết", Chủ tịch UBCKNN chia sẻ.
Ông Dũng tái nhấn mạnh rằng trong quá trình triển khai dự án, giới hạn về mặt nhận thức là rào cản rất lớn, mất rất nhiều thời gian để định hình và thỏa thuận với đối tác về hệ thống giao dịch.
Người đứng đầu ngành chứng khoán cho biết lúc đầu dự án chỉ triển khai cho HoSE nhưng sau đó đây lại trở thành dự án tổng thể cho cả ngành chứng khoán (gồm cả HoSE, HNX, VSD), phạm vi mở rộng ra, từ thị trường cổ phiếu sang thêm cả thị trường trái phiếu và phái sinh cùng tất cả sản phẩm liên quan, theo đó công nghệ cũng mở rộng hơn nhiều. Trong bối cảnh đó, thời kỳ năm 2007 - 2008, HoSE mặc dù quy mô đã lớn nhưng lại ký kết được với phía Thái Lan về vấn đề bảo trì hệ thống, vì vậy nên có sự chưa quyết liệt triển khai dự án KRX ở thời điểm đó.
Bên cạnh vấn đề từ phía Việt Nam, phía đối tác Hàn Quốc cũng xuất hiện vấn đề.
"Khi triển khai hệ thống KRX thì một nhà thầu phụ rất quan trọng của Hàn Quốc bỏ cuộc và không tham gia nữa, đối tác mất rất nhiều thời gian tìm nhà thầu thay thế. Đến lúc giải quyết xong bài toán tổng thể, thi công, lắp đặt xong phần cứng và phần mềm thì bùng phát dịch Covid-19. Do hợp đồng ký kết là EPC – không được thay đổi nội dung và kinh phí của dự án - nên kinh phí sẽ tăng lên rất nhiều nếu đưa hàng chục chuyên gia Hàn Quốc sang và ở lại, lúc đó chưa biết xử lý thế nào", ông Dũng chia sẻ.
"Trong quá trình làm, bản thân HoSE và UBCKNN có những lúc xử lý vấn đề chưa quyết liệt", Chủ tịch UBCKNN một lần nữa thừa nhận.
Ông Dũng bày tỏ rằng hiện tượng nghẽn lệnh xảy ra là điều rất đáng tiếc, nhất là trong thời điểm thị trường phát triển rất mạnh. "Gần 1/4 thế kỷ tham gia gây dựng thị trường, chúng tôi chỉ mong muốn được như ngày hôm nay, thị trường phát triển về quy mô, giao dịch, huy động vốn… nhưng sự cố nghẽn lệnh làm cho chúng ta gặp rất phiền toái ở trong niềm vui chung đó", ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết khi xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính coi đây là trường hợp khẩn cấp quốc gia, cần phải tập trung mọi nguồn lực, mọi nỗ lực để xử lý dứt điểm, không được để thị trường ngừng nghỉ ngày nào và tạo điều kiện tối đa để nhà đầu tư giao dịch.
Đại diện cho cơ quan quản lý, ông Dũng khẳng định hệ thống mới của FPT sẽ được đưa vào vận hành chậm nhất vào đầu tháng 7, còn hệ thống KRX sẽ vận hành vào cuối năm nay.
"Để tình trạng nghẽn lệnh xảy ra, chúng tôi không chỉ nợ một lời xin lỗi mà nợ nhiều lời xin lỗi. Chúng tôi đang rất nỗ lực và rất mong các nhà đầu tư thông cảm", ông Dũng bày tỏ.
Chia sẻ thêm về hệ thống mới, ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch Công ty FPT IS cho hay kế hoạch 100 ngày "giải cứu" hệ thống được chia thành nhiều giai đoạn: khảo sát hiện trạng của HoSE, chỉnh sửa phần mềm, kiểm thử với 20 công ty chứng khoán hàng đầu, kiểm thử với tất cả các công ty chứng khoán, chạy giả lập với các công ty chứng khoán... "Chúng tôi đang kiểm tra về an ninh bảo mật và ngưỡng chịu đựng của hệ thống, song song, xây dựng quy trình vận hành, nhất là khi xảy ra sự cố", ông Triều cho hay.
Ông Triều cho biết FPT đặt mục tiêu năng lực xử lý được 3-5 triệu lệnh/ngày và bỏ cơ chế phân bổ lệnh, các công ty chứng khoán được đẩy lệnh theo đúng năng lực của họ. Cùng với đó, công ty cũng đang kiểm thử ngưỡng đáp ứng lệnh gửi vào mỗi giây, đảm bảo cao hơn rất nhiều so với hệ thống hiện tại.
"FPT cử 50 cán bộ chuyên gia phối hợp với 30 cán bộ chuyên gia của HoSE. 2 đội đang làm việc rất vất vả, liên tục mấy ngày hôm nay làm việc tới 4 giờ sáng, duy trì cho đến khi hệ thống sẵn sàng bàn giao và đưa vào vận hành", ông Triều cho biết thêm.
Chia sẻ thêm về kế hoạch 100 ngày, ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc HoSE, cho hay những nỗ lực của FPT và HoSE rất đáng được ghi nhận; nhìn sang phía Indonesia, họ thay thế hệ thống giao dịch mất tới 14 tháng. Ông Trà tiết lộ chiều 24/6, ban chỉ đạo xử lý nghẽn lệnh trên HoSE sẽ họp để đi đến những bước cuối cùng, báo cáo UBCKNN và Bộ Tài chính nhằm đưa vào vận hành hệ thống của FPT.
"Ai đi làm kinh doanh cũng đều mong muốn thị trường chứng khoán phát triển, phục vụ nhà đầu tư, khơi thông được kênh dẫn vốn. Đấy là mong muốn chân chính. Với VNDirect, đầu năm 2020, số lượng lệnh tăng gấp 3 lần trong vòng 3 tháng, chúng tôi cũng rơi vào tình trạng bị nghẽn ở bản thân công ty, ban đầu là nghẽn cổng vào OTP, sau đó lại nghẽn cổng ra với HoSE. Ông Trần Văn Dũng có lần tâm sự với tôi rằng khi còn là Tổng giám đốc HNX, nguyên tắc quản lý của ông là khi sức tải hệ thống đạt 30% công suất thiết kế thì lập tức phải nâng cấp hệ thống bởi vì biến động của thị trường chứng khoán là rất lớn. Nghẽn lệnh, nhìn ở góc độ tích cực thì lần đầu tiên doanh số giao dịch lên 1 tỷ USD, nhưng nhìn ở góc độ hạn chế, chúng ta thừa nhận chúng ta có hạn chế về tầm nhìn. Khi HoSE nghẽn, lệnh trả về rất chậm, số lượng lệnh chờ của VNDirect có lúc lên đến vài trăm nghìn lệnh, cùng lúc đó cũng sẽ có rất nhiều lệnh sửa, hủy gửi đến, tạo ra lỗi 2G, có lúc chúng tôi còn sợ hệ thống công ty chứng khoán sập trước hệ thống của HoSE. Liên quan tới việc kết nối với hệ thống mới của FPT, hiện nay, chúng tôi đã tải được khoảng 1 triệu lệnh/ngày và đã sẵn sàng với hệ thống mới. Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Quyền Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDirect |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.