HSBC nâng giá mục tiêu cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan lên 98.000 đồng

Hoàng Ngân - 19/04/2024 17:57 (GMT+7)

(VNF) - Masan Consumer là đơn vị có “thành tích” về tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.

VNF
Cửa hàng WIN

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, Mã chứng khoán: MCH) vừa trình đại hội cổ đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua việc niêm yết toàn bộ 717.504.156 cổ phiếu đang lưu hành của công ty trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HoSE).

Tính đến ngày 17/4/2024, MCH đang giao dịch trên sàn Upcom với giá đóng cửa là 138.900 đồng, tương đương giá trị vốn hóa thị trường gần 100.000 tỷ đồng (4 tỷ USD). 93,7% vốn cổ phần của MCH đang được nắm giữ bởi công ty mẹ Masan Consumer Holdings, khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân 10 phiên của cổ phiếu này khoảng 58.500 đơn vị.

Theo thông tin mới được công bố từ tài liệu họp Đại Hội đồng Cổ đông của MCH, doanh nghiệp còn nâng mức cổ tức tiền mặt lên 100% (1 cổ phiếu nhận 10.000 đồng), trước đó đã tạm ứng 45% và sẽ chi trả 55% còn lại trong năm 2024.

Báo cáo phân tích mới đây của HSBC đánh giá, việc chuyển sàn sang HoSE sẽ có thể giúp cho cổ phiếu MCH có tính thanh khoản cao hơn.

HSBC đánh giá Masan Consumer có ‘thành tích’ về tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.

 

Masan Consumer cho biết ghi nhận sự tăng trưởng phi mã kể từ năm 2018 đến nay. Năm 2023, công ty thiết lập mức lợi nhuận kỷ lục mới khi ghi nhận mức lãi sau thuế 7.195 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2022. EPS năm 2023 đạt 9.888 đồng/cổ phiếu, tăng mạnh so với EPS năm 2022 là 7.612 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, đối với mảng bán lẻ của Masan, HSBC cho rằng WinCommerce đang ở giai đoạn có nhu cầu vốn lớn để mở cửa hàng mới và sắp hòa vốn.. Do đó, việc niêm yết Masan Consumer là một lựa chọn hợp lý, thuận lợi hơn cho tập đoàn. Đồng thời, động thái này cũng là một trong các bước chuẩn bị cho chiến lược tối ưu hóa giá trị của nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất của Masan là The CrownX (nền tảng hợp nhất MCH và WCM).

Khi EBITDA WinCommerce tăng lên, nhu cầu tiền mặt thấp hơn, cùng với việc giảm lợi ích tại mảng kinh doanh tiêu dùng không cốt lõi, Masan Group sẽ giảm mạnh áp lực tài chính.

Theo dữ liệu tại ngày 17/4, giá trị vốn hóa thị trường 4 tỷ USD của Masan Consumer đang cao hơn vốn hóa của Masan Group (mã chứng khoán MSN). Trong khi đó, theo phương pháp định giá SOPT (tổng các giá trị thành phần), HSBC định giá Masan Consumer chiếm 52% giá trị của Masan Group.

Một số báo cáo phân tích của các đơn vị trong nước cũng đánh giá tích cực về triển vọng của MSN. CTCK BSC kì vọng mảng tiêu dùng năm 2024 tiếp tục là mảng tăng trưởng chủ lực với việc thực thi xu hướng cao cấp hóa kết hợp chiến lược “Go Global", tối ưu hóa tồn kho và chi phí hoạt động, cùng lúc khai thác tốt hiệu quả chương trình hội viên WIN giúp tạo giá trị cho hệ sinh thái.

BSC đánh giá rủi ro liên quan đến việc tất toán các khoản nợ đến hạn và áp lực thanh toán nợ đến hạn không còn lớn đối với MSN trong năm 2024 nhờ các hoạt động của ngành tiêu dùng cốt lõi đang tiến đến điểm hiệu quả, chiến lược giảm đòn bẩy tài chính của MSN trong 2024 và kì vọng chính sách nới lỏng tiền tệ của FED sẽ được thực hiện vào nửa cuối 2024 sẽ đến các khoản vay bằng USD.

Tại WinCommerce, mô hình cửa hàng mới đang dần chứng minh hiệu quả và tiếp tục nhân rộng số lượng, đồng thời cải thiện biên lợi nhuận nhờ khai thác các dòng nhãn hàng riêng, tối ưu hóa chi phí và hưởng lợi từ chi phí khấu hao giảm.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2023 của tập đoàn Masan (HoSE: MSN), doanh nghiệp này hiện sở hữu khoảng gần 17.000 tỷ đồng lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Dòng tiền tự do (Free Cash Flow - FCF) của Masan đã cải thiện lên 7.454 tỷ đồng trong năm 2023, tăng đáng kể so với 887 tỷ đồng trong năm 2022.

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền dự kiến có thể tăng thêm khoảng gần 7.000 tỷ đồng sau khoản đầu tư vốn cổ phần dẫn đầu bởi Bain Capital, và lượng cổ tức tiền mặt nhận từ MCH và TCB (Ngân hàng Techcombank) nâng tổng số tiền tập đoàn có thể nắm giữ lên 1 tỷ USD trong thời gian tới.

Trong cập nhật mới nhất, với những triển vọng rõ ràng của Masan, HSBC đã nâng giá mục tiêu của cổ phiếu MSN lên 98.000 đồng/cổ phiếu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thiếu kiến thức TCCN, 'gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội'

Thiếu kiến thức TCCN, 'gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội'

(VNF) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: 'Người dân đang giàu lên nhưng băn khoăn không biết đầu tư vào đâu vì chưa hiểu rõ về các kênh đầu tư nói riêng và kiến thức tài chính cá nhân nói chung (TCCN). Và hệ luỵ là nhiều vụ việc xảy ra gần đây như Vạn Thinh Phát, nhiều người bị thiệt hại cho chưa có hiểu biết về sản phẩm trái phiếu tại ngân hàng SCB, gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội'.

Cần 'bác sĩ tài chính' giỏi, giúp người dân khỏi 'đột quỵ về tài chính'

Cần 'bác sĩ tài chính' giỏi, giúp người dân khỏi 'đột quỵ về tài chính'

(VNF) - Đây là ý kiện được ông Hans Nguyễn, Cố vấn trưởng Dragon Capital Việt Nam nêu ra tại Diễn đàn thường niên Hoạch định tài chính cá nhân 2024 được tổ chức ngày 22/6 tại Hà Nội. Ông Hans Nguyễn nhấn mạnh, những nhà hoạch định tài chính cá nhân giống như các bác sĩ tài chính và tầm quan trọng của họ không hề kém cạnh các bác sĩ về sức khỏe thể chất.

Hé lộ về thế hệ khó mua được căn nhà đầu tiên nhất trong lịch sử

Hé lộ về thế hệ khó mua được căn nhà đầu tiên nhất trong lịch sử

Người trẻ gen Y nước Mỹ than thở rằng họ không dễ dàng mua nhà như các thế hệ trước. Thế nhưng số liệu từ Realtor cho thấy thế hệ Baby Boomer mới là thế hệ khó mua nhà nhất trong lịch sử.

Thủ đoạn chuyển lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam

Thủ đoạn chuyển lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam

(Dân trí) - Lấy lý do mua nước đá, nhóm buôn lậu đã "tuồn" hơn 6 tấn vàng từ Campuchia vào Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc.

Xây cầu Vân Phúc 3.500 tỷ, thêm kết nối Hà Nội với Vĩnh Phúc

Xây cầu Vân Phúc 3.500 tỷ, thêm kết nối Hà Nội với Vĩnh Phúc

(VNF) - Dự án cầu Vân Phúc nối Hà Nội với Vĩnh Phúc được phê duyệt đầu tư 3.443 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Bắc Giang: 4 dự án phân lô, bán nền hơn 1200 suất đất

Bắc Giang: 4 dự án phân lô, bán nền hơn 1200 suất đất

(VNF) - Bắc Giang vừa cho phép hơn 1.200 khu đất phân lô, bán nền tại 4 dự án được phép chuyển nhượng để người dân tự xây nhà ở.

'Khám' sức khỏe DN rượu bia trước nguy cơ chịu thêm gánh nặng mới

'Khám' sức khỏe DN rượu bia trước nguy cơ chịu thêm gánh nặng mới

(VNF) - Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành bia vẫn chưa kịp khởi sắc trong quý I/2024 thì đã phải “đau đầu” vì dự thảo mới liên quan đến luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu tính từ thời điểm áp dụng Nghị định 100, đại dịch Covid-19, ngành bia đã có 1 giai đoạn rất khó khăn kéo dài gần 4 năm

Tuấn Ân Hà Nội: Trúng thầu nghìn tỷ, phủ khắp điện lực ở Hà Nội

Tuấn Ân Hà Nội: Trúng thầu nghìn tỷ, phủ khắp điện lực ở Hà Nội

(VNF) - Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội (thành viên của Tập đoàn Tuấn Ân) là đối tác khá thân quen tại nhiều gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỷ đồng ở hầu hết các công ty điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Vì đâu doanh nghiệp không hấp thụ được vốn?

Vì đâu doanh nghiệp không hấp thụ được vốn?

(VNF) - Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết hiện nay, doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn.

Dùng AI phân tích dữ liệu, theo dõi nhu cầu và hành vi mỗi người

Dùng AI phân tích dữ liệu, theo dõi nhu cầu và hành vi mỗi người

(VNF) - Để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, các công ty chứng khoán cần phải tiếp cận được dữ liệu chất lượng cao và đa dạng về hành vi, sở thích và nhu cầu đầu tư của khách hàng. Điều này không chỉ bao gồm dữ liệu giao dịch mà còn cả dữ liệu tương tác trên các kênh số. Ngoài ra, cũng cần có sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và hành vi của khách hàng, cũng như xu hướng thị trường chứng khoán.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.