Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Tuần lễ Tương lai Bền vững của POLITICO tại Brussels (Bỉ) ngày 15/11, bà Simson nhấn mạnh rằng Hungary nên chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga bởi điều này “không có lợi cho Hungary”.
“Ngay cả Hungary cũng biết rằng bằng cách tiếp tục mua nhiên liệu của Nga, họ đã trao cho Nga quyền thao túng thị trường của họ”, bà bà Simson cho hay.
Được biết Hungary tiếp tục mua khí đốt của Nga theo hợp đồng 15 năm với tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom. Nguồn cung này kỳ vọng sẽ đáp ứng 85% nhu cầu của quốc gia châu Âu này.
Họ cũng vẫn mua dầu thô của Nga, mặt hàng được miễn trừ các lệnh trừng phạt của Brussels. Budapest và Moscow cũng đang hợp tác chặt chẽ để xây dựng các lò phản ứng mới cho nhà máy điện hạt nhân Paks-2 của Hungary.
“Yêu cầu rõ ràng của chúng tôi đối với Hungary đều giống như các quốc gia thành viên khác, những nước vẫn đang sử dụng công nghệ của Nga, họ phải chuẩn bị một kế hoạch đa dạng hóa”, bà Simon nói.
Tuyên bố của bà Simon là nỗ lực mới nhất của EU nhằm “lôi kéo” Hungary. Các quan chức Hungary đã nhiều lần lưu ý rằng mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Nga đã vấp phải sự phản đối và chỉ trích trong khối.
Tuy nhiên, Budapest đã chống lại áp lực từ các nước EU nhằm cắt đứt quan hệ với Moscow và tuyên bố sẽ phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt nào có thể ảnh hưởng đến dòng khí đốt và năng lượng nguyên tử.
Phát biểu với RT bên lề diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga thường niên vào tháng trước, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói rằng đất nước của ông sẽ luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, nhấn mạnh rằng hợp tác năng lượng với Nga là một trong những ưu tiên chính của nước này trong vấn đề đó.
Ủy ban Châu Âu (EC) mới đây đã nâng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga trong năm nay nhờ “nhu cầu trong nước mạnh hơn dự kiến được củng cố bởi kích thích tài chính” .
Brussels dự đoán GDP của Nga sẽ tăng 2%, tăng mạnh so với dự đoán hồi tháng 5 là 0,9%. Trong năm 2024 và 2025, nền kinh tế Nga được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,6% mỗi năm nhờ nhu cầu trong nước mạnh mẽ.
“Các chương trình xã hội và trợ cấp lãi suất của chính phủ, cùng với mức lương thực tế tăng do thị trường lao động thắt chặt, đã thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình. Đầu tư cũng tăng lên, được hỗ trợ bởi sản xuất quân sự ngày càng tăng và những nỗ lực không ngừng nhằm thiết lập các tuyến thương mại và chuỗi cung ứng mới”, báo cáo cho biết.
Theo báo cáo của EC, nền kinh tế Nga đã chứng minh sự kiên cường hơn nhiều so với dự kiến của Brussels sau khi các lệnh trừng phạt sâu rộng nhằm làm tê liệt nền kinh tế này được áp đặt, vì nước này “đã thành công trong việc chuyển một phần lớn hàng xuất khẩu của mình, đặc biệt là mặt hàng năng lượng, sang những người mua tiềm năng như Trung Quốc và Ấn Độ.”
Báo cáo nêu rõ mặc dù áp lực lạm phát vẫn chưa giảm và tốc độ tăng giá tiêu dùng dự kiến đạt 6% vào năm 2023, chính sách tiền tệ thắt chặt dự kiến sẽ giúp giảm lạm phát trong những năm tới, xuống còn 4,6% vào năm 2024 và 4% vào năm 2025.
Dự báo của EC thấp hơn dự báo mới nhất của Bộ Kinh tế Nga, dự kiến GDP sẽ tăng 2,8% trong năm nay.
Xem thêm >> Fed lo ngại người Mỹ xem lạm phát cao như một điều ‘bình thường mới’
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.