Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Từ đế chế viễn thông Mỹ đến cú ngã ngựa đau đớn
Từ trước khi điện thoại Nokia nổi đình nổi đám, Motorola đã làm mưa làm gió trên thị trường điện thoại di động. Motorola từng là một trong những công ty hàng đầu trên thị trường điện thoại di động đầu thế kỷ XXI. Thế nhưng sự ì ạch trong cải thiến công nghệ và chập nhịp trong việc “bắt sóng” thị trường, Motorola cùng với Nokia dần biến mất trên thị trường điện thoại di động.
Những tưởng Motorola sẽ chịu chấp nhận số phận, nhưng không, “đế chế” điện thoại di động lại một lần nữa trỗi dậy mạnh mẽ.
Motorola bắt đầu thành lập vào năm 1928 tại Chicago, Illinois với tên gọi Galvin Manufacturing Corporation. Với lịch sử gần 90 năm, Motorola từng phá đảo thị trường điện thoại di động với những cái tên huyền thoại như StarTAC, Razr, Moto G,… Trong đó dòng điện thoại gập StarTAC đã trở thành một huyền thoại của thế hệ điện thoại di động trước smartphone. Cùng với đó, mẫu Motorola Razr ra đời 2004 được xem là một trong những mẫu điện thoại thành công nhất trong lịch sử. Razr đã trở thành mẫu điện thoại bán chạy nhất thế giới trong gần 3 năm.
Vào thời hoàng kim, không quá lời khi nói Motorola là một tượng đài về điện thoại đi động. Những chiếc điện thoại của Motorola từng là biểu tượng của thời trang và đẳng cấp.
Tuy nhiên, trước sự nhập cuộc của Apple và Samsung, Motorola dần đuối sức và thị phần trên thị trường điện thoại di động giảm dần. Vào năm 2006, thị phần điện thoại di động của Motorola đạt khoảng 21% nhưng con số này giảm xuống chỉ còn 12% vào cuối năm 2007. Đến năm 2009, thị phần của Motorola trên thị trường chỉ còn 9%.
Mặc dù đã cố gắng trở lại cuộc đua với mẫu điện thoại Motorola Droid – đạt danh hiệu “điện thoại của năm” vào năm 2009 nhưng Motorola vẫn chưa thể quay trở lại “ngôi vua”. Sức ép liên tục từ các đối thủ như Apple, Samsung, Blackberry quá lớn khiến “tượng đài” Motorola dần mất hút trên thị trường điện thoại di động.
Câu chuyện “chuyển mình” thành công nhất trong làng công nghệ
Ý thức được nguy cơ sụp đổ đang tới gần, CEO của Motorola – ông Greg Brown đã đi đến một quyết định táo bạo. Motorola được tách làm hai công ty độc lập: Motorola Mobility (gồm mảng điện thoại di động và thiết bị giải mã truyền hình) và Motorola Solutions (tập trung vào công nghệ liên lạc dành cho cảnh sát, lực lượng phòng cháy và các thiết bị mạng).
Vào năm 2012, Motorola bán lại mảng di động cho Google và đến năm 2014, Google bán lại nó cho Lenovo.
Vứt bỏ đi mảng sản phẩm từng với những huyền thoại làm nên tên tuổi của mình, Motorola chuyển hướng sang mảng điện đàm của cảnh sát. Các vụ xả súng hàng loạt cùng tỷ lệ tội phạm gia tăng đã tạo ra một thị trường béo bở cho Motorola, góp phần giúp thương hiệu “tái định vị” bản thân trên thị trường Mỹ.
Tờ Fortune dự kiến tổng doanh thu năm 2023 của Motorola rơi vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó 75% doanh thu đến từ các dịch vụ công như sở cảnh sát, sở cứu hỏa, trung tâm cuộc gọi khẩn cấp ở Mỹ.
Mảng phát triển nhanh nhất của Motorola là dòng sản phẩm bảo mật dành cho bệnh viện, những khu vực tổ chức sự kiện và trường học. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống camera Motorola là được kết nối với phần mềm AI. Nhờ đó, camera Motorola có thể quan sát những khu vực nhạy cảm, tự phát hiện và đưa ra những cảnh báo nếu phát hiện thấy hoạt động bất thường.
Nhiều loại camera khác chỉ đơn thuần là ghi hình và băng hình chỉ được xem lại sau khi có điều gì tồi tệ xảy ra. Nhưng camera an ninh của Motorola lại khác, nó có thể được xem như là phương pháp phòng ngừa rủi ro ở những nơi đông người, giám đốc công nghệ của Motorola cho hay.
Ngoài camera, một sản phẩm khác của Motorola là M500 – hệ thống an ninh mới nhất với mạng lưới theo dõi, điều khiển kết nối trung tâm với các xe tuần tra của cảnh sát cũng được chú ý. M500 của Motorola được trang bị camera để tự động phát hiện các mối nguy hiểm, những kẻ phạm tội có vũ trang đang tiếp cận cảnh sát tuần tra. Ngoài ra, nó còn được tích hợp AI để tự động gọi báo cảnh sát hoặc kết nối đến tổng đài khẩn cấp 911 của Mỹ.
Hồi sinh từ tro tàn
Kể từ khi chuyển sang lĩnh vực mói, Motorola đã thực sự hồi sinh. Doanh số của Motorola từ 5,6 tỷ USD vào năm 2015 lên gần 10 tỷ USD vào năm 2022. Vào năm ngoái, khi nhiều ông lớn công nghệ gặp khó khăn vì suy thoái kinh tế, Motorola vẫn thu được lợi nhuận 1,3 tỷ USD. Tính đến đầu tháng 6 năm nay, mức vốn hóa của Motorola trên thị trường đạt khoảng 48 tỷ USD. Trong 5 năm qua, giá cổ phiếu của Motorola tăng gần 150% - một con số mà cả Google hay Amazon cũng phải ao ước.
Câu chuyện hồi sinh của Motorola được xem như là kỳ tích trong làng công nghệ. Mặc dù đã từng mắc sai lầm trong quá khứ nhưng việc chấp nhận sự thật và không sống mòn trong hào quang của quá khứ giúp Motorola đứng dậy từ đống tro tàn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.