Intel ‘hứng bão’ tại Trung Quốc sau tuyên bố không dùng lao động tại Tân Cương

Quỳnh Anh - 23/12/2021 13:35 (GMT+7)

(VNF) - Gần 9 tháng sau lùm xùm bông Tân Cương khiến hàng loạt thương hiệu Mỹ bị Trung Quốc “tẩy chay”, nhà sản xuất chip Mỹ Intel là cái tên tiếp theo đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ phía Trung Quốc sau khi tuyên bố sẽ không sử dụng sản phẩm hay lao động từ khu vực Tân Cương.

VNF
Nhà sản xuất chip Intel là cái tên tiếp theo hứng chịu chỉ trích do không thể "cân bằng" ý muốn và quy định của 2 quốc gia Mỹ - Trung.

Intel cho biết công ty đã "được yêu cầu đảm bảo rằng chuỗi cung ứng không sử dụng bất kỳ nguồn lao động, nguồn hàng hóa hoặc dịch vụ nào từ khu vực Tân Cương" sau các hạn chế do "nhiều chính phủ" áp đặt.

Trái lại, tờ Global Times của Trung Quốc cho rằng tuyên bố của Intel - công ty kiếm được 26% tổng doanh thu từ Trung Quốc vào năm 2020 - là "vô lý" và cho rằng doanh nghiệp này “ăn cháo đá bát”.

“Điều chúng ta cần làm là khiến các công ty ngày này phải trả giá đắt khi xúc phạm Trung Quốc, để họ mất nhiều hơn được”, theo Global Times.

Trong bài xã luận được Global Times đăng tải, tờ báo cho rằng nhiều tập đoàn đa quốc gia đã và đang phải chịu áp lực lớn khi vừa phải tuân thủ các lệnh trừng phạt thương mại mà Mỹ và một số chính phủ đặt ra liên quan vấn đề nhân quyền tại Tân Cương, trong khi vẫn phải tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc - một trong những thị trường lớn nhất của họ.

Tờ báo này còn cho rằng, các công ty đa quốc gia “cần phải có khả năng chịu đựng, xử lý đúng đắn và cân bằng áp lực từ các bên”.

Trên mạng xã hội Weibo, ca sĩ Vương Tuấn Khải – người đang là đại sứ thương hiệu Intel tại Trung Quốc – đã tuyên bố chấm dứt hợp đồng với công ty Mỹ, đồng thời khẳng định “lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu”.

Đồng thời, cư dân mạng Trung Quốc cũng bày tỏ sự phẫn nộ trước tuyên bố của Intel và kêu gọi tẩy chay thương hiệu này.

Trước làn sóng chỉ trích và kêu gọi tẩy chay mới nhất, phía Intel chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Tình trạng mà Intel hiện gặp phải cũng giống như nhiều thương hiệu Mỹ khác như H&M, Nike, …đã gặp phải hồi tháng 3 vừa qua, khi các thương hiệu trên đồng loạt tuyên bố sẽ không sử dụng bông sản xuất tại Tân Cương cho các sản phẩm của mình, vì chúng được làm ra do lao động cưỡng bức và những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Thời điểm đó, từ những người nổi tiếng đang là đại sứ thương hiệu cho tới công dân Trung Quốc đều đồng lòng “tẩy chay” các thương hiệu Mỹ, khiến thị trường

Trước đó, Mỹ cũng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền trên diện rộng tại Tân Cương – khu vực tập trung nhiều người dân tộc thiểu số và người Hồi giáo, đồng thời cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm bông và cà chua từ Tân Cương. uy nhiên, phía Bắc Kinh đã cũng bác bỏ hoàn toàn những lời buộc tội này.

Không chỉ vậy, ngày 16/12 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật “Ngăn chặn Lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ” trong đó cấm nhập khẩu toàn bộ hàng hoá từ Tân Cương do những lo ngại về nhân quyền tại khu vực này, ngoại trừ các sản phẩm chứng minh được không phải do lao động cưỡng bức làm ra.

Xem thêm >> Intel ‘chơi lớn’, đầu tư 95 tỷ USD xây nhà máy chip tại châu Âu

Theo Reuters
Cùng chuyên mục
Tin khác